Chương trình truyền hình gây tranh cãi nhất năm 2018 phải kể đến là "Thách thức danh hài", "Tiên tri nước Nga", "Nóng cùng World cup", "Date & kiss" và Dare Pong,...
“Thách thức danh hài” bị chỉ trích vì Trấn Thành dễ cười
Tối 28/2, Gala 2 của Thách thức danh hài mùa 4 đã khép lại với chiến thắng thuộc về thí sinh Kim Hoàng. Cô gái có biểu cảm gương mặt "bất biến giữa dòng đời vạn biến" giành 150 triệu nhờ hát đi hát lại ca khúc "Một con vịt" trong vòng thi cuối cùng. Tuy vậy, chiến thắng này gây tranh cãi vì phần thi không có gì đáng cười.
Thực tế vòng thi nhạt nhẽo này chỉ chọc cười được Trấn Thành, còn Trường Giang đến phút cuối vẫn hoang mang. Sau phát sóng, trên fanpage của chương trình, nhiều khán giả đã phản đối cho rằng “tiếng cười của Trấn Thành quá dễ dãi”.
Mới đây, trong tập 4 của chương trình “Thách thức danh hài” phát sóng tối ngày 7/11, Trấn Thành đã vô tình gây ra tranh cãi khi sự dễ dãi của mình giúp hai thí sinh có tiệt mục thi nhạt nhẽo giành được 20 triệu đồng. Sau đó ông xã Hari Won phải cúi người xin lỗi khán giả vì dễ cười và tự bỏ ra 10 triệu đồng đền bù cho chương trình.
Trước việc làm này của Trấn Thành có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau, một số thì cho rằng anh không làm gì sai nhưng số khác lại không hài lòng về cách ứng xử của anh.
Khán giả bình luận: "Lúc trước thì còn cười. Chứ giờ thấy nhảm", "Chẳng có gì đáng cười, coi cả buổi mình không cười được mà rước về 150 triệu"... Thậm chí có người dọa tẩy chay chương trình vì thấy tào lao.
Chương trình đồng hành cùng World Cup tên “Tiên tri nước Nga” gây tranh cãi vì MC mặc bikini táo bạo trên sóng truyền hình.
Theo đó, trong khuôn khổ mùa giải World Cup 2018 diễn ra tại Nga, MC Thu Hằng của truyền hình K+ chỉ mặc bikini hai mảnh khi dẫn chương trình “Tiên tri nước Nga” đã nhận nhiều ý kiến trái chiều. Trên mạng xã hội sau đó xuất hiện không ít bình luận phản ứng cho rằng đây là trang phục phản cảm bên cạnh những ý kiến bày tỏ sự thích thú.
“Nóng cùng World Cup” gây tranh cãi vì mời các hotgirl xinh đẹp nhưng thiếu hiểu biết về bóng đá tham gia bình luận.
Cụ thể, trong mùa giải Wolrd Cup 2018 (diễn ra vào 14 tháng 6 đến 15 tháng 7 năm 2018). Bên cạnh những khách mời là chuyên gia bóng đá hay người nổi tiếng có am hiểu về thể thao trong chương trình bình luận trước và sau các trận đấu mang tên "Nóng cùng World Cúp". VTV còn thu hút sự chú ý khi mời đến trường quay 32 cô gái xinh đẹp, có vẻ ngoài nóng bỏng đồng hành.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của những người đẹp gây lên những tranh luận trái chiều. Không ít người cho rằng, việc chân dài bình luận bóng đá nhạt nhẽo, không đủ kiến thức và không phù hợp, thậm chí gây cười cho khán giả. Cụ thể, trường hợp của hot girl Cao Diệp Anh (sinh năm 1995) là người “tiếp lửa” Brazil trước trận tuyển áo vàng xanh gặp đối thủ Thụy Sĩ. Khi được hỏi yêu thích Brazil từ thời điểm nào, người đẹp tự hào kể, cô theo sát đội từ khi học tiểu học: "Từ khi em còn học cấp 1, nghĩa là vào những năm 2000, 2002. Thế hệ của Ronaldo, Ronaldinho, Pele”.
Bày tỏ quan điểm về màn xuất hiện gây tranh cãi của các cô gái xinh đẹp bình luận bóng đá, ca sĩ Hoàng Bách chia sẻ: “Bóng đá và phụ nữ đẹp là ý tưởng rất tốt nhưng cách VTV làm thì thật sự tệ”.
Trước làn sóng tranh cãi của người hâm mộ, trong phần bình luận về những trận đấu gần về sau trên sóng VTV, các hot girl đã không còn tham gia bình luận dù nhà đài chưa đưa ra bất kỳ phản hồi chính thức nào liên quan đến sự thay đổi ấy. Tuy nhiên, ở những tập gần cuối mùa giải, VTV lại tiếp tục đưa các hotgirl trở lại trong “Nóng cùng World Cup” nhưng đã có sự “chọn lọc” về kiến thức.
Chương trình 18+ “Date & Kiss” (Hẹn và Hôn) bị tẩy chay vì gây phản cảm
Lần đầu xuất hiện trên mạng ngày 12/8, “Date & Kiss” khiến nhiều khán giả phải "nóng mặt" khi xem clip. Có không ít cảnh ôm hôn nồng nhiệt giữa những người tham gia. Nhiều người cho rằng nhà sản xuất đang cố tình sử dụng nội dung, hình ảnh gây sốc nhằm mục đích "câu view", thu hút sự chú ý từ người xem.
Theo đó, tập đầu tiên sau khi đăng tải đã thu hút hơn 365.000 lượt xem và nhận về 1.000 like (thích) và gần 300 dislike (không thích). Khán giả cũng để lại rất nhiều bình luận trái chiều.
“Date & Kiss” được nhà sản xuất giới thiệu là show hẹn hò với sự tham gia của một nhân vật chính và hai ứng viên (một nam hai nữ, hoặc một nữ hai nam) mỗi tập.
"Quá trình hẹn hò cần thực hiện các tình huống giả định đang yêu nhau, nên sẽ có tiếp xúc, đụng chạm cơ thể. Các nhân vật phải dám thể hiện, mạnh dạn bày tỏ cảm xúc và có đụng chạm sexy thực sự. Chương trình đề cao cảm xúc cơ thể, động chạm, ánh mắt theo hướng phương Tây hiện đại nhiều hơn", nhà sản xuất mô tả trên kênh phát sóng.
Đến ngày 26/8, ê-kíp sản xuất chương trình hẹn hò "Date & Kiss" thông báo ngừng phát video trên mạng sau 2 số đầu bị chỉ trích và sẽ điều chỉnh nội dung trong thời gian tới.
“Dare Pong” gây tranh cãi dữ dội trong giới trẻ Việt.
Chương trình lấy cảm hứng từ trò “Beer Pong” (thử thách uống bia phổ biến trong các bữa tiệc nước ngoài) xuất hiện lần đầu tiên trên mạng vào năm 2017 và có mặt tại Việt Nam từ 3 tháng trước.
Luật chơi được giới thiệu rất rõ ràng. Mỗi đội có 10 ly nước uống có cồn, trong đó có 7 ly có “Dare” (thử thách). Người nào quăng bóng vào ly có “Dare” sẽ phải chọn thực hiện “Dare” hoặc uống. Riêng ly không có “Dare” thì buộc phải uống. Bên nào hết ly trước, người đó thua cuộc. Tuy nhiên, điều gây tranh cãi nằm ở những thử thách bất ngờ và nóng bỏng phía dưới mỗi cốc đồ uống.
Đó là những thử thách khó nhằn như: hôn sâu, liếm chân, đổ đá lạnh vào trong quần, ăn sushi trên cơ thể đối phương, mô tả lại tư thế “mây mưa” yêu thích nhất, dùng răng lột đồ bạn chơi… Sau mỗi tập, thử thách được đặt dưới mỗi cốc uống lại thêm phần kịch tính, nóng bỏng để duy trì sự hấp dẫn của trò chơi và giữ chân người xem.
Từ mùa thứ 2, “Dare Pong” Việt đã phải thêm dòng chữ cảnh báo trước mỗi số phát sóng: “Clip có nội dung nhạy cảm và một số cảnh khiến người xem có thể làm thấy khó chịu…”. Dù là thế, từ mùa 1 đến mùa 2, trò chơi này vẫn nhận phải ý kiến phản đối dữ dội từ dân mạng
Không ít người thừa nhận, họ phải “đỏ mặt” khi xem người chơi thực hiện các thử thách. Một số người thì dùng những tính từ mạnh để nói về trò chơi này như: phản cảm, thô lỗ, lố bịch…
Không ít người thừa nhận, họ phải “đỏ mặt” khi xem người chơi thực hiện các thử thách. Một số người thì dùng những tính từ mạnh để nói về trò chơi này như: phản cảm, thô lỗ, lố bịch…