> Thiếu máu và cách phòng ngừa
Thường có thể điều chỉnh thiếu máu thiếu sắt bằng cách bổ sung sắt. Đôi khi cần phẫu thuật nếu chảy máu trong hoặc truyền máu.
Dấu hiệu và triệu chứng
Nói chung thiếu máu thì cực kỳ mệt, da nhợt, mất sức, thở ngắn, đầu váng, bàn tay bàn chân luôn lạnh. Các dấu hiệu và triệu chứng riêng biệt của thiếu máu thiếu sắt có thể gồm:
- Nứt mép mồm
- Viêm và đau lưỡi
- Móng giòn
- Thèm ăn khác thường các chất không có dinh dưỡng như nước đá, đất, sơn hay bột
- Đau đầu
- Ăn kém ngon, nhất là trẻ em
- Dễ nhiễm khuẩn
Một số người thiếu máu thiếu sắt thường có hội chứng chân không nghỉ, cảm giác run rẩy, sởn gai ốc, khó chịu ở chân và nói chung các triệu chứng sẽ hết nếu đi lại.
Yếu tố nguy cơ
Các yếu tố dưới đây có thể tăng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt:
- Phụ nữ trong kỳ kinh.
- Phụ nữ có thai và không bổ sung sắt theo đơn bác sĩ kê
- Chế độ ăn ít sắt kéo dài.
- Loét, khối u chảy máu, u xơ tử cung, polyp đại trực tràng, ung thư đại trực tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, trĩ.
Điều trị
- Không thể điều chỉnh thiếu sắt chỉ sau chốc lát. Cần bổ sung sắt để củng cố dự trữ sắt cũng như đáp ứng yêu cầu hàng ngày về sắt. Phụ nữ có thai bổ sung sắt giúp cung cấp đủ sắt cho cả mẹ lẫn thai nhi.
- Trẻ em hoặc người lớn bị thiếu máu thiếu sắt nhẹ, bác sĩ khuyên dùng multivitamin chứa sắt hàng ngày. Bác sĩ có thể khuyến nghị dùng sắt bổ sung cùng với nước cam hoặc viên nén vitamin C (vitamin C trong nước cam hoặc dưới dạng viên nén giúp tăng hấp thu sắt). Bổ sung sắt dễ gây táo bón nên có thể dùng thuốc nhuận tràng. Hầu như sắt luôn chuyển màu phân thành đen, đó là tác dụng phụ không gây nguy hại gì.
- Điều trị tận gốc nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt: dùng kháng sinh điều trị loét, phẫu thuật cắt bỏ polyp xuất huyết, u hoặc xơ,…
- Nếu thiếu máu thiếu sắt nặng thì có thể truyền máu.
Để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, bạn nên:
Tăng cường hấp thu sắt bằng cách uống nước chanh, nước cam.
- Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng với những thực phẩm giàu sắt, bao gồm: thịt đỏ, hải sản, gia cầm, trứng, mộc nhĩ, nấm hương, cùi dừa già, ngũ cốc toàn hạt, lúa mì, bột, đậu, đỗ, rau lá xanh thẫm, nho, lạc…). Thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng là nguồn sắt tốt, tuy nhiên chúng không dễ hấp thu.
- Tăng cường sự hấp thu sắt của cơ thể bằng cách uống nước chanh, nước cam.
- Nếu bạn đang mang thai, hãy tận hưởng 9 thực phẩm giàu sắt dưới đây để đảm bảo lượng sắt cho cả mẹ và bé: ngũ cốc tăng cường sắt, thịt bò, mận sấy khô, patê, khoai tây, súp ngao, đỗ trắng, rau chân vịt (bina), hạt bí ngô.
Thạc sĩ - Bác sĩ Vũ Tuyết Mai
Theo Viết