Hãy cùng khám phá công dụng chữa bệnh của những loại cây có lá mọng nước sau đây.
Cây nha đam: Theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính mát với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, nhuận tràng.
Nhờ chất glycoprotein, nha đam có tác dụng chống viêm và dị ứng, giúp làm lành vết thương.
Nha đam còn giúp tăng cường giải độc cho cơ thể nhờ tăng cường chuyển hóa tại gan, thận; giúp loại trừ độc tố cho tế bào.
Ngoài ra, cây nha đam còn có tác dụng thanh nhiệt, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng cơ thể, trị viêm loét dạ dày và một số bệnh ngoài da rất tốt.
Cây lá bỏng: Theo Đông y, cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát không độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu thũng, tiêu độc...
Ngoài tác dụng đặc trưng là trị bỏng như tên gọi, cây lá bỏng còn dùng để chữa bệnh sỏi thận, bệnh gút, cao huyết áp, ung loét, các loại bệnh về da, giảm sốt, chữa đau đầu, tức ngực, giảm ho, giảm đau, điều hòa kinh nguyệt...
Do trong lá có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn nên cây lá bỏng còn được dùng cho các trường hợp viêm nhiễm ở trong và ngoài cơ thể như chữa bệnh đường ruột, viêm ruột, trĩ nội, viêm loét dạ dày...
Cây lưỡi hổ: Đây là loại cây có tính kháng khuẩn cao nên có thể giảm bớt tình trạng sâu răng, hôi miệng giúp chống viêm hiệu quả.
Loại cây này còn có chất chống viêm giúp diệt vi khuẩn trên da làm dịu tình trạng hen suyễn và những cơn hen khó chịu bạn đang gặp phải.
Cây trường sinh lá xẻ: Theo y học cổ truyền, cây trường sinh có vị nhạt, nhớt hơi chua, tính mát. Cây trường sinh lá xẻ có tác dụng cầm máu, tiêu viêm, giảm đau, được dùng để chữa vết bỏng, vết thương lở loét, đau mắt đỏ, lở ngứa, sưng chảy máu, ngộ độc, viêm loét dạ dày, viêm mật, trĩ ngoại đi ngoài ra máu.
Bạn có thể sử dụng bài thuốc từ cây trường sinh lá xẻ chữa mẩn ngứa, chữa viêm tai giữa cấp tính, chữa bỏng lửa, bỏng nước.