Những bộ phận rất độc, có thể chứa đầy giun sán trong các thực phẩm 'đứng top' bổ dưỡng

TPO - Thịt gà, lợn, vịt, cá... đều là những thực phẩm bổ dưỡng và quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình. Thế nhưng ngay trong những thực phẩm này lại có những phần chứa nhiều độc tố, ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
Ảnh minh họa: Internet

Ruột già của lợn

Ruột già của lợn là phần có giá trị dinh dưỡng khá cao, chứa nhiều khoáng chất và vitamin với tác dụng nhuận tràng nên được nhiều người đặc biệt yêu thích. Tuy nhiên, hàm lượng cholesterol trong ruột già lại tương đối cao. Nếu tiêu thụ nhiều có thể làm tăng huyết áp và nồng độ lipid trong máu.

Hơn nữa, ruột già của lợn là bộ phận dùng để bài tiết các chất độc tích tụ trong cơ thể nên nếu không được làm sạch kỹ thì vi khuẩn vẫn có thể sinh sôi và gây hại lớn cho sức khỏe.

Cổ lợn

Khi người ta chặt đầu lợn thì phần cổ lợn sẽ bám nhiều vi khuẩn tích tụ lại. Đặc biệt, đây cũng là nơi kết nối các tuyến bạch huyết và tuyến giáp của lợn nên càng làm sản sinh nhiều vi khuẩn đe dọa đến sức khỏe. Tưởng chừng như là bộ phận vô hại nhưng thực tế cổ lợn lại là phần bẩn nhất của con lợn nên bạn đừng tiêu thụ nhé!

Gan lợn

Có thể nhiều người khá thích gan heo vì nó có hương vị bùi béo, đặc biệt lại giàu sắt và vitamin. Nhưng gan lợn lại là nơi đọng lại nhiều độc tố và ký sinh trùng nên ăn vào chỉ càng làm lây nhiễm chéo vi khuẩn vào cơ thể. Vì vậy, hãy cố gắng kìm lại món này để tránh làm hại sức khỏe của mình.

Phổi lợn

Cũng như con người, phổi lợn là cơ quan dùng để thở nên sẽ giúp trao đổi chất và khí oxy bên ngoài. Tuy nhiên, môi trường chăn nuôi lợn lại không phải nơi sạch sẽ nên dễ tiềm ẩn nhiều vi khuẩn từ đất và phân. Khi lợn hít vào phổi sẽ càng làm vi khuẩn bám trên bề mặt phổi dày hơn. Vậy nên, đây cũng được xem là "tổ ký sinh trùng" của lợn mà bạn không nên tiêu thụ.

Ruột cá

Ruột cá là bộ phận bẩn nhất bởi cá sống dưới nước nên dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn.

Nếu ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng khi bị nhiễm vào cơ thể có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác.

Trong trường hợp muốn ăn ruột cá mọi người nên chọn những loại ruột cá ăn được và chế biến cẩn thận. Trước khi nấu, nên rửa thật sạch bằng muối. Và đặc biệt, bạn phải nấu thật chín, tránh nguy cơ mắc các bệnh ký sinh trùng.

Mật cá

Trong dân gian lưu truyền bài thuốc ăn mật cá để thanh nhiệt giải độc, tăng cường thị lực, giúp mắt sáng, giảm ho.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học cho thấy, mật cá cung cấp các men, enzyme song cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi.

Ăn mật cá cũng có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp thậm chí tử vong. Vì thế, lưu ý khi chế biến nên tránh làm vỡ mật cá, tránh để dịch mật cá bắn vào mắt.

Não cá

Trong thành phần dinh dưỡng của não cá chứa nhiều axit béo không bão hòa và chất photpho lipid.

Cá nuôi càng lâu thì hàm lượng kim loại nặng trong não càng cao. Nếu ăn não cá, rất có thể bị ngộ độc. Các bộ phận trên mình cá có hàm lượng thủy ngân cao được xếp theo thứ tự sau: Đầu cá, da cá, thịt cá, trứng cá.

Ví dụ ở cá chép, hàm lượng thủy ngân trong 200g da cá, thịt cá, trứng cá là rất thấp, nhưng với trên dưới 400g thì so với 200g trong da cá hàm lượng thủy ngân đã tăng lên 5 lần, còn trong não cá tăng 20 lần trở lên. Vì vậy những người thích ăn đầu cá cần ghi nhớ, cá càng lớn tuổi thì không nên ăn để tránh bị ngộ độc.

Da cá

Da cá cũng dễ hấp thụ thủy ngân chỉ sau não cá. Cá có tuổi đời càng lâu thì sự tích lũy thủy ngân càng cao.

Tuy nhiên, da cá không nhiều nên nếu tích lũy cũng chỉ là một lượng rất nhỏ. Dù vậy, bạn vẫn nên hạn chế ăn một cách chừng mực.

Phao câu gà, vịt

Phao câu được cho là món khoái khẩu của nhiều người.

Tuy nhiên, phao câu là khu vực tập trung của các hạch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào. Khi gà, vịt ăn uống có thể nuốt theo vi khuẩn và virus, thậm chí cả chất gây ung thư. Các nguồn bệnh này không bị phá vỡ hay đào thải ra ngoài nên phải tích tụ tại phao câu.

Sau một thời gian dài, phao câu trở thành một kho chứa chất độc.

Cổ gà, cổ vịt

Nhiều người thích ăn phần cổ của các loại gia cầm. Tuy nhiên, đây là nơi chứa nhiều mô bạch huyết. Nếu không được làm sạch, rất nhiều virus gây hại trú ngụ ở đây có thể đi vào cơ thể. Nhiệt độ nấu nướng thông thường cũng không thể tiêu diệt toàn bộ chúng và gây hại cho sức khỏe.

Da gà, da vịt

Da gà mặc dù rất ngon nhưng lại không hề tốt cho cơ thể.

Phần da của các loại gia cầm chứa nhiều chất béo, lượng cholesterol cao. Ngoài ra nó cũng chứa nhiều chất ô nhiễm, vi khuẩn và mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.

Đặc biệt là thịt vịt nướng, gà nướng. Trải qua quá trình tẩm ướp và chế biến ở nhiệt độ cao, lượng cholesterol trong phần da bị oxy hóa, hình thành các chất gốc cholesterol oxy hóa. Các chất này có thể gây ra những tổn hại lớn hơn cho sức khỏe con người.

Nhiệt độ chế biến quá cao sẽ dễ gây ra các chất gây ung thư, không tốt cho con người.

Mề gà, mề vịt

Mề gà, vịt thực chất chính là dạ dày gà vịt, nó có nhiệm vụ lưu trữ và nghiền nhuyễn thức ăn. Chính vì vậy, mề cũng là nơi lượng chất độc hại dư thừa có thể đọng lại tại đây.

Gan gà

Gan gà là bộ phận có nhiều dinh dưỡng nhất trong nội tạng nhưng đây cũng là nơi chứa mầm bệnh, tích lũy nhiều kim loại nặng. Do vậy, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ không nên ăn nội tạng của gà.

Tiết canh vịt

Nhiều người tin rằng tiết canh vịt là món ăn mát, bổ. Tuy nhiên, không có cơ sở khoa học nào để khẳng định điều này. Tiết canh bản chất là máu sống kết hợp với các loại thịt, xương, rau sống nên không thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có trong con vật. Ăn tiết canh là cách trực tiếp đưa các mầm bệnh vào cơ thể.

Tim gà, vịt

Tim là một loại nội tạng động vật không nên ăn nhiều bởi trong thành phần của tim động vật cũng nhiều chất béo bão hòa và cholesterol hơn so với thịt, thường xuyên ăn sẽ làm tăng mỡ máu và có hại cho tim mạch cho con người. Ngoài ra, trong tim của gia cầm chứa nhiều giun sán, vi khuẩn, virus nguy hại cho con người.

Phổi gà, vịt

Trong phổi của gia cầm là bộ phận tích tụ nhiều độc tố nhất trên cơ thể. Đây chính là cơ quan hô hấp của gà, vịt có rất nhiều phế nang, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi của chúng. Khi bạn ăn những bộ phận này bạn dễ dàng mắc các căn bệnh như virus gây bệnh, gây hại rất lớn cho cơ thể của con người.