Những ai dễ bị ung thư đại tràng?

TPO - Có tới gần 95% trường hợp ung thự đại trực tràng là do polyp phát triển thành. Quá trình này bắt đầu từ những niêm mạc bình thường, xuất hiện polyp, hình thành khối u, khối u phát triển dần lên, kéo dài trong khoảng từ 5-10 năm.
Ảnh minh hoạ: Internet

Quá trình này kéo dài như vậy là cơ hội tuyệt vời cho việc khám và điều trị bệnh. Nếu bệnh xuất hiện ở giai đoạn polyp thì có thể cắt bỏ tận gốc, phòng ngừa chúng phát triển lớn dần thành ung thư.

Những nghiên cứu công bố cho thấy, những người cắt bỏ polyp sớm có tỉ lệ phòng ngừa mắc ung thư giảm được 4 lần so với những người không cắt.

Trên thực tế, polyp đường ruột là tình trạng khá phổ biến, và cũng không hoàn toàn sẽ tiến triển thành ung thư, cũng không phải là điều đáng phải sợ hãi. Có khoảng 30% người ở lứa tuổi trung niên trở lên có polyp tồn tại trong đại tràng.

Thông thường, kích cỡ polyp càng to thì nguy cơ tiến triển thành ung thư sẽ cao hơn. Kích thước này phải thông qua khám nghiệm mới có thể biết, và việc phẫu thuật cắt bỏ hay không sẽ do các bác sĩ quyết định.

Phát hiện sớm ung thư đại trực tràng để điều trị là rất tốt, và tỷ lệ sống 5 năm là 90%. Nếu để đến giai đoạn muộn, tế bào ung thư sẽ rời xa tổ chức vùng nội mạc đại tràng, trực tràng và ruột non, di chuyển vào máu và lan xa đến các cơ quan khác với tốc độ nhanh chóng.

Việc điều trị ở giai đoạn muộn thường áp dụng phương pháp can thiệp phẫu thuật và hóa trị liệu, nhưng hiệu quả không phải như tưởng tượng. Ngay cả ở Hoa Kỳ, tỷ lệ sống sót 5 năm của bệnh ung thư đại trực tràng tiến triển là dưới 20%. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị ngay thay vì chần chừ do dự.

Nghiên cứu cho thấy các yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng trong ung thư đại trực tràng. Trong các thành viên gia đình của bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn 3-4 lần so với người bình thường, tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng là một yếu tố nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Nhóm người trên 50 tuổi có tỷ lệ ung thư đại trực tràng cao;

Nhóm người có các vấn đề về đường ruột như đi ngoài phân đen, thay đổi thói quen đại tiện, đi ngoài ra máu, tiêu chảy mãn tĩnh, táo bón lâu ngày.

Có bố/mẹ bị ung thư đại trực tràng hoặc từng có các khối u.

Nhóm người bị bệnh viêm ruột (viêm ruột kết Crohn và viêm loét đại tràng) và theo dõi việc uống thuốc sau khi điều trị.

Nhóm người ung thư đại trực tràng hoặc phẫu thuật polyp cần tái khám kiểm tra.

Nhóm người từng xạ trị vùng khung chậu và từng cắt bỏ túi mật.

Nhóm người có 2 yếu tố sau đây trở lên: tiêu chảy mãn tính, táo bón mãn tính, đi ngoài có chất nhầy máu, viêm ruột thừa hoặc cắt ruột thừa lịch sử mạn tính, trầm cảm lâu dài, có sở thích ăn thực phẩm giàu protein và chất béo, ngồi nhiều thiếu vận động.