Thực phẩm đóng gói chứa nhiều chất bảo quản giúp tăng thời hạn sử dụng và trở thành lựa chọn lý tưởng cho những người tiêu dùng bận rộn. Chính điều này khiến cho ngành công nghiệp thực phẩm đóng gói trở thành một trong những ngành công nghiệp phát triển nhất trên thị trường.
Nguy cơ do các chất phụ gia thực phẩm
Có nhiều sản phẩm sẵn có trên thị trường chứa hương liệu nhân tạo như đường, hóa chất bảo quản và phẩm màu thực phẩm có hại cho sức khỏe. Một số chất phụ gia tiêu biểu như sodium nitrate, chất béo trans, BHT và bột ngọt (MSG).
Sodium nitrate được dùng trong thịt đóng hộp, thức ăn nhanh và đồ ăn vặt. Sodium nitrate trong thịt biến đổi thành nitrosamine khi gặp nhiệt độ cao và được xem là một chất gây ung thư. Chất béo trans như mỡ động vật thường có trong bánh quy, bánh kem và các thực phẩm đóng gói khác. Mỡ động vật có thể làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ đau tim và là thủ phạm dẫn đến bệnh béo phì, tiểu đường.
BTA và BTH là các chất phụ gia có tác dụng ngăn ngừa thực phẩm lên men và được sử dụng phổ biến trong thực phẩm đông lạnh. Sẽ tốt cho bạn nếu không sử dụng thực phẩm chứa chất bảo quản.
Phẩm màu thực phẩm dễ dàng nhận thấy trong kem, ngũ cốc và kẹo. Phẩm màu thực phẩm trở thành thủ phạm chính gây ung thư, tự kỷ, dị ứng và một số bệnh đồng thời không có giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra, phẩm màu thực phẩm có thể gây ra một số vấn đề khác như:
- Dị ứng
- Mẩn đỏ
- Mệt mỏi
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Mụn nhọt
- Đầy bụng
Bên cạnh tính năng tiện lợi và dễ dàng sử dụng, thực phẩm đóng gói còn giảm nguy cơ rác thải. Tại các nước đang phát triển rác thải thực phẩm chiếm 30% so với 3% lượng rác thải thực phẩm tại các nước phát triển. Tuy nhiên, chi phí chăm sóc sức khỏe lâu dài của bạn khiến thực phẩm đóng gói trở thành lựa chọn không lành mạnh trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Minh Châu
Theo Shine