> Thay 25 nghìn liều vắc xin viêm gan B
> Hoang mang khi đưa con tiêm ngừa văcxin viêm gan B
Lúc mới cưới nhau, anh Đoàn Quốc Thắng, 28 tuổi ở quận 3 tự tin khoe sẽ cho “ra lò” hai con liên tiếp rồi mới tính chuyện tậu nhà, sắm xe. Vậy nhưng bảy năm sau ngày cưới, anh Thắng cũng chỉ vẻn vẹn một mụn con. Hỏi sao không sinh tiếp, anh lắc đầu: “Khó lắm. Kinh tế quá khó khăn, nuôi một con còn mệt huống gì hai”.
Cũng như anh Thắng, mới đầu chị Hải Oanh ở quận Bình Thạnh cũng bàn với chồng “chốt hạ” một con rồi sau năm năm khi làm ăn khấm khá sẽ sinh tiếp. Nhưng đến nay khi con trai đầu đã vào lớp 2, chị thay đổi ý định: không muốn sinh nữa.
“Bây giờ công việc mình đang ổn định, lại mới lên chức trưởng phòng nên sinh phải nghỉ sáu tháng coi như tiêu tan sự nghiệp”- chị Oanh nói. Làm việc trong một cơ quan nhà nước ở quận Bình Thạnh, chị Oanh phấn đấu cả sáu năm nay mới “ngoi lên được chức này” như lời của chị, giờ “muốn ổn định, chỉ biết làm và làm”.
Có điều kiện để sinh con thứ hai nhưng vợ chồng anh Hoàng Hải vẫn… ngại đẻ. Lý do anh Hải đưa ra rất đơn giản: “Không muốn vướng bận thêm nữa”. Anh Hải làm giám đốc doanh nghiệp, vợ là dược sĩ. Hai vợ chồng sống sung túc nhưng đến nay vẫn chỉ có cậu con trai 8 tuổi. “Hai bên gia đình nội ngoại cứ gặp là bảo sinh thêm cô con gái nữa cho vui nhà vui cửa, nhưng vợ chồng em nhất quyết không”- anh Hải kể.
Trong lúc người giàu có lại ngại sinh vì sợ vướng bận con cái, dành thời gian hưởng thụ thì nhiều gia đình bình thường muốn sinh đủ hai con cũng gặp không ít trở ngại. Lúc đầu anh Tuấn và chị Thư quyết định sinh hai con xong rồi lo chuyện tậu nhà, sắm xe. Tuy nhiên, khi con gái đầu lòng ra đời, anh chị vất vả bội phần. “Tụi em không muốn sinh con tiếp bởi phải dành dụm tiền để mua được nhà ở Sài Gòn. 10 năm nay phải đi ở nhà thuê, tụi em xoay xở đã mệt huống gì nuôi thêm một con nữa”- chị Thư than.
“Ngán sinh đang trở thành một xu hướng đối với các cặp vợ chồng sống ở thành phố hiện nay”- bác sĩ Tô Thị Kim Hoa- Chi cục trưởng Chi cục Dân số TPHCM nhận định. Hiện tượng này gây khó khăn cho việc phát triển chất lượng dân số và vì vậy, theo bà Hoa, TPHCM đang khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con.
Lo già hóa dân số!
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 18% dân số là người cao tuổi và “thời kỳ già hóa dân số” sẽ rơi vào sau năm 2017. Cơ quan này cũng dự báo trong hai thập kỷ tiếp theo chúng ta sẽ bước vào giai đoạn “dân số già”.
Trong khi đó, dự báo đưa ra từ Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam cho thấy đến năm 2050, 30% dân số Việt Nam là người cao tuổi; 81,2% người cao tuổi sống ở nông thôn và 18,8% sống ở thành thị, trong đó, chỉ 16 - 17% người cao tuổi có lương hưu và được trợ cấp rất ít.
Bức tranh về dân số cũng bước nào được phác họa khi ủy ban này cảnh báo “nhiều thế hệ cùng chung sống trong một gia đình giảm đi, thay vào đó là những gia đình chỉ có hai vợ chồng già hay gia đình người cao tuổi đơn thân tăng lên, không ít trường hợp người cao tuổi phải chăm sóc người cao tuổi”.
Ông Dương Quốc Trọng- Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cho biết, hiện mức sinh trung bình của Việt Nam là 2,05 con nhưng lại không đồng đều ở các vùng miền. “Trong năm 2011, số con trung bình của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở TPHCM chỉ là 1,3. Trong năm 2012 cũng chỉ ở mức 1,33 con”- ông Trọng nói.
Người đứng đầu ngành dân số cho rằng việc duy trì mức sinh quá thấp như hiện nay sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như thiếu nguồn lao động vì người già ngày càng nhiều, còn người trong độ tuổi lao động lại ít đi. “Chúng ta không còn tập trung vào việc giảm sinh như cách đây ba năm mà giờ đây phải tập trung vào mục tiêu: nâng cao chất lượng dân số; cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em; phát huy lợi thế cơ cấu “dân số vàng”; chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh”- ông Trọng thông tin.
Nói về hậu quả của việc ngán sinh, sinh một con, một chuyên gia về dân số ở TPHCM lấy ví dụ từ nước láng giềng Trung Quốc, nơi thực hiện chính sách một con. Người này cho rằng, hiện Trung Quốc đang tồn tại việc bốn ông bà nội ngoại, hai bố mẹ chỉ chăm một đứa con. Và 20 năm sau, đứa con này sẽ phải quay lại để một mình chăm sóc sáu người già.
Người đứng đầu ngành dân số cho rằng việc duy trì mức sinh quá thấp như hiện nay sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như thiếu nguồn lao động vì người già ngày càng nhiều, còn người trong độ tuổi lao động lại ít đi.