Nếu xét về chuyên môn thuần túy, cả hai đều hoàn toàn vắng mặt vì chẳng thể tranh chấp thứ hạng cao, cũng như không mang lại hiệu quả gì. Thế nhưng, họ vẫn cố gắng tham dự, đơn giản vì như lời Sản “Việt dã toàn quốc và marathon giải báo Tiền Phong giống như một cuộc trải nghiệm đặc biệt mà bất cứ VĐV nào cũng muốn trải qua để sống trong không khí của một ngày hội, để có động lực và được làm mới mình”. Bởi thế, dù kết quả có như thế nào, sự có mặt tại giải trên đất Tây Đô với Sản cũng đã có thể coi như một thành công. Còn Oanh lúc đầu cũng dự kiến rút lui song nhớ giải tới mức ăn không ngon ngủ không yên. Oanh cho biết mình đã gần như vừa khóc vừa thuyết phục để lãnh đạo cùng các thầy cho đi.
Cuối cùng, bất chấp nguồn kinh phí eo hẹp, cơ hội giành thành tích không có, ngành thể thao Bắc Giang quyết định cử Oanh và Sản dự tranh. Ngoài việc chia sẻ nguyện vọng thiết tha của học trò, họ cũng hiểu rằng mình không thể để mất tên ở giải đấu truyền thống nhất của TTVN, cho dù Bắc Giang là đoàn có số lượng VĐV khiêm tốn nhất với chỉ 2 người.