Tiếp nối những thành công đã đạt được từ năm 2020, Ngày Thẻ Việt Nam -2023 tiếp tục góp phần hiện thực hoá các mục tiêu của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2016 - 2020. Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công…
Ngày Thẻ Việt Nam 2023 hướng tới nhóm đối tượng học sinh, sinh viên và gia đình trẻ có độ tuổi từ 15 - 40. Đây là độ tuổi có nhu cầu sử dụng các phương thức thanh toán số, thanh toán trực tuyến tại các trang thương mại điện tử, internet banking, mobile banking của ngân hàng.
Ngày Thẻ Việt Nam năm 2023 sẽ tổ chức họp báo giới thiệu chương trình vào ngày 20/9 tại Hà Nội. Trong chuỗi sự kiện Ngày Thẻ Việt Nam sẽ có hội thảo về thúc đẩy thị trường thanh toán thẻ, tài chính tiêu dùng và xu hướng thanh toán tương lai. Chương trình Sóng Festival 2023 sẽ có chủ đề Bứt phá giới hạn.
Trong 2 lần tổ chức đầu tiên, đã có 10.000 - 12.000 thẻ được phát hành. Có 10.000 - 12.000 lượt người tham dự chương trình và có tới 40.000 lượt trải nghiệm phương thức thanh toán số.
Nối tiếp thành công từ chương trình trước đó, Sóng Festival năm 2023 sẽ tiếp tục mang tới chuỗi chương trình trải nghiệm công nghệ thanh toán mới nhất của ngành ngân hàng, bữa tiệc âm nhạc với nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng.
Hàng chục nghìn lượt trải nghiệm tại Ngày thẻ Việt Nam
Trong 2 mùa đầu ra mắt, Ngày Thẻ Việt Nam đã đạt nhiều thành công trong việc quảng bá việc sử dụng thẻ thanh toán điện tử trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Mùa 1 mang tên “Khơi dậy nội lực”, mùa 2 tiếp nối với chủ đề “Tự tin mở lối”.
Sự kiện Ngày Thẻ Việt Nam vừa giúp truyền tải tới người dùng những công nghệ mới của các ngân hàng cũng vừa tạo ra một sân chơi ý nghĩa dành cho đối tượng giới trẻ GenZ.
Trong 2 lần tổ chức đầu tiên, đã có 10.000 - 12.000 thẻ được phát hành. Có 10.000 - 12.000 lượt người tham dự chương trình và có tới 40.000 lượt trải nghiệm phương thức thanh toán số.
Phát biểu tại sự kiện Sóng Fesival lần 2 năm 2022, ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, trong bối cảnh thích ứng, linh hoạt, kiểm soát dịch COVID-19, cần mở rộng, duy trì việc tạo ra một sân chơi trực tiếp, đa dạng để giới trẻ Việt Nam tham gia, tiếp cận, trải nghiệm; các ngân hàng đưa ra các sản phẩm, hình thức thanh toán mới, hiện đại như thanh toán bằng thẻ chíp phi tiếp xúc (contactless), thanh toán NFC, thanh toán qua mã QR, thương mại điện tử qua ứng dụng Mobile Banking, Internet… kết hợp với các giải pháp xác thực khách hàng qua sinh trắc học, bảo mật, mã hóa thông tin thẻ (tokenization), định danh điện tử (eKYC).
"Tôi tin tưởng rằng, thông qua sự kiện Sóng Festival và các chuỗi sự kiện Ngày Thẻ Việt Nam năm 2022 sẽ tiếp tục truyền tải, lan tỏa các thông điệp tích cực về sản phẩm, công nghệ TTKDTM đến các bạn trẻ, học sinh, sinh viên, những chủ nhân tương lai của đất nước và toàn xã hội", Phó Thống đốc Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.
Nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng Biên tập Báo Tiền Phong cho biết, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng là một bộ phận quan trọng của chuyển đổi số quốc gia mà trong đó thanh toán không dùng tiền mặt mà bằng các phương thức dựa trên công nghệ số mà một trong các mũi nhọn. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một trong những lực lượng đi đầu trong thực hiện chuyển đổi số. Là cơ quan trung ương của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, báo Tiền Phong nỗ lực truyền thông cho phần việc quan trọng này. Chuỗi sự kiện Ngày Thẻ Việt Nam là một trong những chương trình để hiện thực hoá việc chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng và chiến lược chuyển đổi số quốc gia nói chung.