Nên học ngành Công nghệ Thông tin hay Khoa học Máy tính?

Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính là hai ngành có sự tương tác và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực công nghệ. Đó cũng là lý do khiến nhiều thí sinh lúng túng không biết nên chọn ngành nào khi đăng ký nguyện vọng đại học.

Phân biệt ngành Công nghệ Thông tin và Khoa học Máy tính

Theo PGS.TS Vũ Việt Vũ - Trưởng khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trường Đại học CMC, các chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính sẽ giúp sinh viên hiểu rõ máy tính hoạt động như thế nào, trên cơ sở đó ứng dụng trong việc phân tích, thiết kế, cài đặt các hệ thống phần mềm.

Trong khi đó, hầu hết các chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin sẽ tập trung trang bị cho sinh viên khả năng sử dụng các công cụ phần cứng và phần mềm để xây dựng giải pháp đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý thông tin cho các tổ chức, cá nhân.

Công nghệ Thông tin và Khoa học Máy tính là 2 ngành đào tạo hot hiện nay

Chẳng hạn như tại trường Đại học CMC, các học phần cơ sở khối ngành và cơ sở ngành gần như tương đồng. Chương trình đào tạo chỉ có sự khác biệt ở các học phần chuyên ngành, với ngành Công nghệ thông tin sẽ có các định hướng như kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy tính, an toàn thông tin, điện toán đám mây,... Còn đối với ngành Khoa học Máy tính sẽ có các định hướng phát triển phần mềm, hệ thống thông tin, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn.

Như vậy, các khung chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin thường giống nhau ở các nội dung cơ bản và một số học phần lựa chọn. Nội dung khác nhau chủ yếu tập trung ở mức độ chuyên sâu về thuật toán và lập trình hay các công nghệ lưu trữ, truyền thông và xử lý thông tin.

Cơ hội việc làm và mức lương khi ra trường

Theo báo cáo năm 2023 của TopDev, một nguồn khảo sát uy tín về lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, có 6 vị trí công việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính phát triển nhanh nhất trong năm vừa qua.

Đối với lĩnh vực Khoa học máy tính là các vị trí với mức lương khởi điểm như sau: Chuyên gia Khoa học dữ liệu (Data Scientist) - 1.560 USD

Chuyên gia An ninh mạng (Cybersecurity Specialist) - 2.072 USD

Kỹ sư Trí tuệ nhân tạo (AI Engineer) - 520 USD đến 1.080 USD

Đối với lĩnh vực Công nghệ thông tin là các vị trí:

Kỹ sư DevOps (DevOps Engineer) - 1.519 USD

Kiến trúc sư đám mây (Cloud Architect) - 1.875 USD

Nhà phát triển Full-stack (Full-stack Developer) - 1.450 USD

Mức lương khởi điểm của ngành Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính có thể lên tới 2.000 USD

PGS.TS Vũ Việt Vũ cho rằng, mức lương trên chỉ mang tính tham khảo. Cơ hội việc làm và thu nhập còn phụ thuộc rất lớn vào năng lực và kinh nghiệm của sinh viên khi ra trường. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thị trường công nghệ như hiện nay, nếu sinh viên không có cơ hội được thực hành, thực tập từ sớm, sẽ rất khó cạnh tranh với nhân sự đã có kinh nghiệm từ trước.

“Tại trường Đại học CMC, sinh viên sẽ được tham gia trực tiếp vào các dự án thực tế của doanh nghiệp trong kỳ thực tập. Hiện tại các sinh viên năm 3 ngành Công nghệ Thông tin và Khoa học Máy tính đang được trường sắp xếp thực tập tại Công ty CMC Global và Viện nghiên cứu Ứng dụng công nghệ CMC ATI. Đây là một trong những cam kết về cơ hội thực tập của nhà trường đối với sinh viên.” - PGS.TS Vũ Việt Vũ cho biết thêm

Sinh viên trường Đại học CMC có cơ hội thực tập ngay từ năm nhất

Bên cạnh đó, trường Đại học CMC cũng cam kết 100% việc làm cho sinh viên ngành Công nghệ Thông tin và Khoa học Máy tính hệ song ngữ tại Tập đoàn CMC và các đối tác như Samsung, Microsoft,...

Năm 2024, Trường Đại học CMC (mã trường CMC) tuyển sinh 250 chỉ tiêu ngành Công nghệ Thông tin và 330 chỉ tiêu ngành Khoa học Máy tính. Thí sinh còn có cơ hội xét học bổng tương đương 50%, 70% và 100% học phí từ quỹ học bổng “CMC - Vì bạn xứng đáng” trị giá 96 tỷ đồng. Thông tin chi tiết tại: https://cmc-u.edu.vn/chinh-sach-hoc-bong/