Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phân bón

TPO - Phân bón là loại vật tư thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp, thị trường phân bón luôn được sự quan tâm sát sao của các cơ quan quản lý.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phân bón

> Nên sản xuất phân bón ít ảnh hưởng môi trường
> Nhà máy sản xuất phân bón NPK bằng công nghệ hơi nước đầu tiên ở Long An hoạt động

TPO - Phân bón là loại vật tư thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp, thị trường phân bón luôn được sự quan tâm sát sao của các cơ quan quản lý.

Theo sáng kiến của Bộ Công thương, ngày 27/5/2013 tại Hà Nội, Hội nghị “Cục diện thị trường và định hướng quản lý nhà nước về phân bón” được tổ chức nhằm lấy ý kiến thống nhất giữa các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp về các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thị trường phân bón.

Phân bón được đề xuất là ngành kinh doanh có điều kiện.

Từ việc nhìn nhận thực trạng

Phân bón là loại vật tư thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp, thị trường phân bón luôn được sự quan tâm sát sao của các cơ quan quản lý. Theo sáng kiến của Bộ Công thương, ngày 27/5/2013 tại Hà Nội, Hội nghị “Cục diện thị trường và định hướng quản lý nhà nước về phân bón” được tổ chức nhằm lấy ý kiến thống nhất giữa các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp về các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thị trường phân bón.

Có thể nói, dù các đơn vị chức năng đã có sự cố gắng và tăng cường phối hợp, việc quản lý thị trường phân bón hiện nay còn ít nhiều bất cập.

Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật đồ sộ liên quan đến phân bón và việc phân công trách nhiệm còn phân tán, có phần chồng chéo, chưa thống nhất. Hiện nay, có 02 Bộ Luật (Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật), 03 Nghị định, 08 Thông tư, 03 bộ Quy phạm khảo nghiệm về phân bón. Về phân công trách nhiệm ở cấp trung ương, có 02 Bộ cùng tham gia quản lý là các Bộ: Bộ Công Thương, và Bộ NN&PTNN; ở địa phương, tùy từng nơi mà đầu mối quản lý phân bón sẽ là: Phòng Trồng trọt hoặc Phòng Kỹ thuật thuộc Sở NN&PTNT, hoặc Chi cục Bảo vệ thực vật, hoặc Chi cục Quản lý thị trường…

Thứ hai, quản lý phân bón theo hình thức Danh mục được phép sản xuất, kinh doanh với hơn 5.000 mặt hàng như hiện nay khá tốn kém về thời gian, công sức, chi phí mà hiệu quả chưa cao, không còn phù hợp nhu cầu phát triển của thực tế sản xuất và xu hướng hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, công tác xử phạt vi phạm về phân bón lại khó thực hiện do đặc thù riêng so với các loại hàng hóa thông thường khác.

Về giá, giá phân bón được quản lý theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Doanh nghiệp tự định giá, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, thực hiện đăng ký giá theo quy định. Nhà nước sử dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bình ổn giá, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp cũng như của người sử dụng phân bón. Theo đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), nhìn chung các DN chấp hành nghiêm túc quy định về đăng ký giá.

..

Đến thống nhất các giải pháp phù hợp

Tuy vậy, cũng còn có một số ý kiến băn khoăn với đề xuất đưa phân bón vào danh mục sản xuất, kinh doanh có điều kiện. Theo họ, đây là biện pháp tiền kiểm trong khi nguyên nhân của việc sản xuất phân bón kém chất lượng không nằm ở năng lực tài chính hay công nghệ của DN, mà ở ý thức của người sản xuất. Do đó hoạt động hậu kiểm mới thực sự quan trọng.

Từ thực trạng trên, Hội nghị đã thống nhất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phân bón trên cả bình diện vĩ mô và vi mô.

Đầu tiên, đó là việc khẩn trương rà soát các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng khung pháp lý mới về quản lý phân bón, trong đó có việc đưa phân bón vào nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh có điều kiện; ban hành Nghị định và các Thông tư hướng dẫn mới về quản lý phân bón nhằm bổ sung, điều chỉnh những quy định chưa phù hợp với các bộ Luật hoặc công ước quốc tế đồng thời giảm bớt thủ tục hành chính, xem xét lại việc áp dụng Danh mục phân bón, đưa ra các quy định phù hợp, khả thi, nghiêm minh trong việc xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực phân bón. Trong lĩnh vực quản lý chất lượng, cần tăng cường kiểm soát chất lượng phân bón lưu thông trên thị trường, thông qua việc ban hành các tiêu chuẩn và quy chuẩn để quản lý chặt về chất lượng sản phẩm, mạnh dạn loại bỏ những đơn vị sản xuất kinh doanh phân bón yếu kém, không đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng. Cùng với việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm cần xây dựng những phòng thí nghiệm chuẩn để đứng ra làm trọng tài trong quản lý chất lượng.

Phân bón được đề xuất là ngành kinh doanh có điều kiện.

Việc thống nhất, giao một đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý nhà nước về phân bón ở cả cấp trung ương và địa phương cũng nhận được đa số ý kiến đồng tình của Hội nghị. Việc phân công đơn vị đầu mối này cũng đi đôi với việc tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự chuyên ngành, đào tạo, tập huấn kiến thức và kinh nghiệm về quản lý phân bón đồng thời mạnh dạn xã hội hóa hệ thống kiểm nghiệm phân bón để tăng năng lực và giảm gánh nặng cho ngân sách.

Về mạng lưới kinh doanh phân bón, Hội nghị cũng thống nhất, trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật, quy luật thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước,doanh nghiệp và bà con nông dân, mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng và phát triển hệ thống phân phối theo quan điểm kinh doanh, tiềm lực tài chính, đặc thù của mình. Không thể bắt ép DN cắt giảm khâu trung gian nếu DN tính toán thấy cần chừng đó cấp đại lý là tối ưu, cũng không thể bắt DN sản xuất phải trực tiếp bán hàng cho nông dân vì như vậy, có khi chi phí sẽ còn cao hơn so với tiêu thụ qua hệ thống đại lý. Việc nâng cao kiến thức, trình độ của các nhà phân phối ở địa phương là rất quan trọng, trong đó, có thể huy động sự tham gia tổ chức, hỗ trợ của nhà sản xuất với các cơ quan quản lý tại địa phương.

Bên cạnh đó, làm thế nào để không để xảy ra mất cân đối cung cầu, điều tiết nguồn cung, kể cả nguồn cung nhập khẩu thông qua cơ chế dự trữ, lưu thông phân bón, thông qua các chính sách thuế và các hàng rào kỹ thuật cũng được xem là những giải pháp cơ bản. Để làm được điều này, cần hình thành tổ chức có khả năng dự báo chính xác trên cả bình diện trong nước và quốc tế về nguồn cung, về nhu cầu theo từng loại cây trồng, mùa vụ, vùng thổ nhưỡng, về giá cả...từ đó tham mưu cho các cơ quan điều hành và doanh nghiệp để có định hướng quản lý, điều tiết nguồn phân bón dự trữ ra lưu thông hoặc ra các quyết định phù hợp trong kinh doanh; đối với các mặt hàng phân bón trong nước đã sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, cần hạn chế hoặc tạm dừng nhập khẩu biên mậu qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo từng thời điểm.

PV

Theo Quảng cáo