Theo ông Tá, chủ trương của Chính phủ là nhanh chóng tái cơ cấu phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo hướng giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại các ngành, lĩnh vực không cần nắm giữ hoặc chi phối; từng bước tích tụ vốn để đầu tư vào những ngành, lĩnh vực then chốt nên đẩy nhanh tốc độ bán vốn.
Trên thực tế, nhiều khi nhà nước muốn bán hết phần vốn tại DN đã cổ phần hoá nhưng vì nhiều lý do mà không bán được. Khi bán vốn, SCIC đặt mục tiêu bảo toàn vốn và hiệu quả lên hàng đầu, không chủ trương bán vốn nhà nước bằng mọi giá.
Trước thông tin SCIC chỉ bán vốn ở những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ ông Tá cho rằng, việc bán bớt phần vốn nhà nước tại DN không hoàn toàn là do họ làm ăn kém hiệu quả hay thua lỗ mà chủ yếu là DN hoạt động trong những lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ hoặc chi phối.
Tính đến 25/9, SCIC tiếp nhận tổng cộng 901 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn nhà nước 6.933 tỷ đồng trong đó đã tái cơ cấu bán hết phần vốn tại 192 doanh nghiệp.
Chỉ tính riêng trong tháng 9/2009, giá trị thực tế thu về là 375 tỷ đồng trên giá trị sổ sách 222 tỷ, đạt gấp 1,69 lần mệnh giá.