Mỹ giấu thiết bị nghe trộm trong tường nhà các đại sứ quán
> Anh cấm Bộ trưởng mang iPad vào họp
> Phát hiện máy nghe lén ngụy trang dưới dạng đồ dùng
Nhà báo điều tra kỳ cựu người Anh Duncan Campbell đã vạch trần những ô cửa sổ được sơn lớp chất điện môi đặc biệt nhằm tăng gấp bội hiệu quả chặn tín hiệu cho các thiết bị nghe lén được Mỹ giấu bên trong tường tòa nhà các đại sứ quán.
Duncan Campbell sinh năm 1952, là nhà báo hoạt động trên 30 năm nổi tiếng với khả năng phanh phui các vụ bê bối liên quan đến bí mật quốc gia, rò rỉ dữ liệu trên máy tính và các phương tiện thông tin liên lạc.
Ngay từ năm 1978, Duncan Campell còn suýt bị cầm tù 30 năm khi vạch trần cơ quan tình báo GCHQ của Trụ sợ truyền thông Anh có liên kết với Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA).
Với kinh nghiệm dày dặn dĩ nhiên Duncan Campell không “khoanh tay” với vụ Mỹ nghe lén Đức tại Đại sứ quán. Lần theo thông tin từ tài liệu tối mật được cựu điệp viên Mỹ Snowden tung lên truyền thông, Duncan Campell đã cùng với tờ báo Đức Der Spiegel điều tra thực địa.
Họ đã phát hiện những ô cửa tại Đại sứ quán Mỹ ở Đức được sơn phủ lớp chất điện môi đặc biệt cho phép chặn các sóng vô tuyến hiệu quả để các ăng-ten nghe lén bên trong phân tích và truyền dữ liệu cho lực lượng tình báo.
Theo Duncan Campell ghi nhận, đa số các đại sứ quán và các khu ngoại giao phục vụ hoạt động gián điệp thường có những ô cửa sổ lớn ở trên tầng trên cùng và có các kho chứa hoặc được thiết kế mái nhà như để thang máy hoặc điều hòa không khí.
Với tòa Đại sứ Mỹ tại Berlin cũng không loại trừ. Phía Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc tòa nhà có các ô cửa sổ lớn có các tấm điện môi đặc biệt cho phép chặn tất cả các loại tín hiệu radio được phát ra.
Đáng chú ý những chất điện môi không dẫn điện này có thể thu nạp cả những tín hiệu sóng vô tuyến cực yếu đến từ tất cả các góc của thành phố mà không hề giảm động lực.
Duncan Campell cho rằng, những tấm điện môi này thường làm bằng nhựa hoặc sợi thủy tinh ngụy trang với màu và hình dạng bình thường khiến mắt thường khó mà phát hiện ra được. Nó thu nạp và truyền tới một loạt ăng-ten thu tín hiệu tình báo (SIGNT) ẩn đằng sau.
Đó chính là những ăng-ten có khả năng theo dõi đặc biệt thu thập tất cả các loại thông tin điện thoại di động, truyền thông thương mại, dân sự, lưu lượng truy cập Internet với tất cả các bước sóng truyền thông hiện có. Sau đó chúng được chuyển tới các thiết bị trích xuất, phân loại và phân tích hàng ngàn thông tin liên lạc đi qua mỗi giờ.
Các thiết bị sẽ phân tích và truyền tải kết quả chặn thông tin tới mạng lưới giám sát toàn cầu. Tầng trên cùng cửa sổ là những phòng làm việc tối mật (SCIF) để chặn bất cứ thông tin nào rò rỉ ra ngoài. Đây là khu được bố trí cho các điệp viên thuộc SCF (Cơ quan thu thập thông tin tình báo đặc biệt của Mỹ).
Theo Duncan Campell điều đáng lưu tâm ở chỗ, những thiết bị như vậy được Mỹ gài trong rất nhiều đại sứ quán Mỹ trên thế giới và Châu Âu, rõ nhất và nhiều nhất là trên mái nhà tòa lãnh sự quán Geneva, nơi nhìn ra trụ sở Liên Hiệp Quốc. Các thiết bị ở Berlin cũng là một trong những nơi có nhiều nhất và tương đương với các khu vực nhạy cảm ở Trung Đông như Yemen hoặc Síp.
Theo Minh Nhân
Dân Việt/Duncancampbell