> Nhiều bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 nặng
> Nguy cơ bùng dịch cúm A/H7N9 từ gia cầm lậu
Ngày 14/4, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, giảm oxy máu phải thở máy, rối loạn đông máu, suy đa tạng, tiên lượng nguy cơ tử vong cao. Từ đầu năm 2013, có 3 ca tử vong do cúm A/H1N1. Ngày 4/4, bé trai 4 tuổi ở tỉnh Đồng Tháp tử vong vì cúm A/H1N1 và ngày 9/4, một bệnh nhân khác tử vong tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư.
Liên quan việc phòng chống dịch H7N9, TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết Hà Nội đã họp với 7 tỉnh phía Bắc (gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên) để bàn biện pháp ngăn chặn dịch cúm A/H7N9 vào Việt Nam.
Theo đó, các ngành có liên quan như công thương, nông nghiệp của 7 địa phương sẽ chia sẻ thông tin với Hà Nội về dịch bệnh trên người và gia súc, gia cầm...
Khi số người mắc lên đến 82, trong đó 17 ca tử vong, lần đầu tiên, cơ quan chức năng Trung Quốc (TQ) đặt ra khả năng virus H7N9 có thể lây từ người qua người, nhất là giữa những người cùng gia đình, theo báo chí TQ.
Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình & Y tế Quốc gia Trung Quốc cho hay họ không thể bác bỏ khả năng H7N9 lây từ người qua người trong một ca từ một gia đình ở Thượng Hải có hai anh em trai.
Ít nhất một trong hai người có virus, trong khi cha của họ 87 tuổi bị nhiễm đầu tiên và cũng là người đầu tiên ở TQ chết vì H7N9 ngày 4/3. Cặp vợ chồng của một gia đình khác cũng ở Thượng Hải bị xác định nhiễm H7N9.
Hoài nghi càng gia tăng khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận hôm 17/4 rằng, một số ca nhiễm H7N9 không có tiền sử tiếp xúc với gia cầm.