Các chuyên gia dinh dưỡng thuộc Trung tâm ung thư PCC Singapore cho biết, dinh dưỡng là một phần quan trọng trong quá trình điều trị ung thư. Hấp thu các loại thực phẩm phù hợp trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn và khỏe hơn. Để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, một người phải ăn và uống đủ các loại thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, carbohydrate, chất béo, vitamin, khoáng và nước.
Bảng hướng dẫn dưới đây sẽ hướng dẫn cách lựa chọn thực phẩm theo nhóm nhằm giúp người bệnh lập kế hoạch cho bữa ăn trong suốt quá trình điều trị. Theo đó, thực phẩm chia làm 4 nhóm: Được khuyến khích (có thể hấp thu hàng ngày), điều độ (có thể ăn hai lần một tuần). Không nên (tránh ăn vì nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và chất gây ung thư đã được kiểm chứng).
Nhóm thực phẩm
Khuyến khích
Điều độ
Không nên
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa, phô mai, phô mai đã tách béo, sữa lắc, sữa chua uống, cultured milk
Kem, sữa tạo mùi hương như chocolate, cà phê, dâu.
Sữa thay thế như sữa yến mạch, sữa gạo, sữa hạt…
Sữa tươi chưa tiệt trùng. Phô mai có chứa rau còn sống và các loại gia vị như ớt, phô mai "mốc" và mềm, phô mai xanh, phô mai Roquefort (Rôcơpho), phô mai Anh Stilton (Xtintơn), phô mai brie, phô mai feta, hoặc phô mai sữa đông.
Trứng
Trứng: luộc, kho,ốp lết, ốp la
Trứng muối, trứng bắc thảo
Trứng sống, lòng đào
Thịt và gia cầm
Thịt gà, thịt nạc, gà tây
Thịt heo, bò, cừu muối, xông khói và nướng than
Thịt heo, gia cầm sống hoặc nấu chưa chín
Thịt chế biến, ví dụ như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích, thịt hộp
Cá và tôm, cua, sò
Tất cả các loại cá, cá nước ngọt và cá biển sâu.
Tôm hồng, tôm hùm, cua, mực ống
Cá sống, hải sản sống, hàu tái, sò, cá muối
Trái cây
Hầu hết các loại trái cây tươi. Ví dụ: dưa đỏ, xoài, đu đủ, ổi, nho, mơ, đào cam, kiwi, chuối…
Sầu riêng, trái cây sấy khô, trái cây đóng hộp.
Trái cây có chất xơ: dứa, xoài.
Trái cây chưa rửa. Trái cây cắt sẵn và nước trái cây khi ăn bên ngoài.
Rau
Rau tươi hoặc đông lạnh
Các loại rau màu xanh đậm. Ví dụ: cải bó xôi, măng tây, ớt xanh, cải bruxen, súp lơ xanh,rau xanh khác
Các loại rau củ, ví dụ như khoai tây, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, củ cải, khoai mì.
Các loại rau màu cam đậm, đỏ, vàng
Rau đóng hộp
Rau sống, giá chưa nấu chín (cỏ linh lăng, đậu xanh và các loại khác)
Xà lách trộn. Không nên ăn ở cửa hàng
Thực phẩm ngũ cốc và ngũ cốc
Ngũ cốc, lúa mì, mầm lúa mì, gạo nâu, bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc, mì ống, lúa mạch
Bánh mì trắng, bột mì trắng, mì ống, gạo.
Ngũ cốc nấu chín với chất béo, bơ, dầu. Ví dụ: cơm chiên, bánh roti prata, croissant (bánh sừng bò), bánh ngọt, bánh xốp cà ri và bánh qui kem, bánh donut, khoai tây chiên.
Các loại đậu và hạt
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, đậu đỏ, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu lăng…
Các loại hạt quả (hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều, hồ đào…)
Hạt (hướng dương, mè...)
Bơ hạt, đậu phộng
Hạt chưa rang hoặc chưa nấu chín.
Chất béo, dầu và nước sốt.
Chất béo đơn không bão hòa (trong dầu hạt cải và dầu ô liu, ô liu, bơ)
Dầu giấm, sốt salad ít chất béo.
Chất béo không bão hòa đa (trong dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu bắp…)
Dầu trộn xà lách nhiều chất béo, sốt mayonnaise
Chất béo bão hòa như bơ loãng, mỡ heo.
Chất béo chuyển hóa và một phần dầu hydro, dầu hạt bông, hạt cọ.
Thức uống
Nước, canh, thức uống lúa mạch tự chế, trà hoa cúc, trà, thức uống có chất điện phân
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ (khi cần thiết)…
Nước giải khát và nước trái cây có mùi hương, đường và đồ uống ngọt, trà, cà phê.
Thức uống chưa được tiệt trùng, trái cây và nước rau ép, các loại trà và thức uống "ủ lạnh", men chưa nấu, rượu
Đường bảo quản và Spreads
Thực phẩm ngọt tự nhiên
Đường và đường mía
Chất làm ngọt nhân tạo, làm ngọt bằng sorbitol, xylitol.
Thảo mộc và gia vị
Tất cả các loại gia vị thêm vào khi nấu ăn
Ớt lúa, ớt hun khói, ớt bột paprika.
Nước sốt, nước ướp và gia vị
Nước sốt thịt nướng, chiết xuất hoặc hương liệu khác, sốt cà chua, nước ướp thịt, mù tạt, nước tương, gia vị và thảo dược, sốt teriyaki, giấm, rượu…
Tương ớt, sốt tabasco.