Sự tẩy chay này giống hệt như đối với những người bị hủi thời Trung cổ. Ông chủ gia đình đó bị mất hết đơn đặt hàng, còn bà vợ chỉ được vào các cửa hàng nếu đeo khẩu trang (người châu Âu hầu như không bao giờ dùng khẩu trang).
Ngay cả khi các bác sĩ xác nhận rằng, họ hoàn toàn khỏe mạnh, định kiến nói trên vẫn không chấm dứt.
Các cổ động viên đội tuyển Nga, khi cùng đội tuyển sang Wales dự vòng loại World Cup 2010, đã chọn một phương pháp ngừa bệnh rất đặc thù của Nga: suốt ngày, họ uống whisky để tránh khuẩn A/H1N1.
Ông Alexander Sprugin, Chủ tịch Hội Cổ động viên Đội tuyển Liên bang Nga, khẳng định: “Uống thật nhiều loại whisky của xứ Wales sẽ chữa lành tất cả những triệu chứng của bệnh cúm mới, nên chúng tôi khuyên các cổ động viên như vậy.
Nhà tâm lý học Almásy Kitti cho biết: “Cả hai phản ứng trên đều là tự nhiên. Con người luôn ngần ngại trước những chuyện mà họ không nắm bắt được và tìm cách kháng cự lại. Huyền thoại của whisky và những “thần dược” khác cũng do chính chúng ta nghĩ ra vì chúng ta cần niềm tin, rằng có thể phòng ngừa được căn bệnh này.
Trong khi giới y học xác nhận rằng, nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, phần lớn các bệnh nhân nhiễm khuẩn A/H1N1 đều khỏi. Thế nhưng, nhiều người dân châu Âu lại bắt đầu đề cao cảnh giác với những người nhiễm virus cúm A/H1N1.
Có lẽ, do báo chí và truyền thông chạy theo cách đưa tin một chiều, chỉ hướng tới những sự kiện giật gân. Đây cũng là lý do khiến nhiều người nghĩ rằng, cúm A/H1N1 là một căn bệnh chết người, và rằng, nó đã và sẽ gây tử vong hàng loạt trên phạm vi toàn cầu.
Kể từ lúc bắt đầu xuất hiện hồi tháng Tư cho đến ngày 5/8, virus cúm A/H1N1 làm 1.154 người chết. Xét trong trường hợp một đại dịch toàn cầu như A/H1N1, con số đó không phải nhiều so với những loại cúm thông thường khác.
Trần Lê
Theo Bors