Tương tự insulin, mướp đắng có tác dụng cải thiện rõ sự dung nạp glucose ở người.
- Kích thích tế bào langherhans tiết insulin.
- Ức chế hoạt tính của các men tổng hợp glucose.
- Làm tăng hấp thu glucose vào các mô.
- Chống các gốc tự do tạo ra trong bệnh tiểu đường…
Không chỉ ở Việt Nam mướp đắng mới được “vinh danh” trên diễn đàn sức khỏe. Ở nhiều nước như Mỹ, Anh, các nước vùng Nam Mỹ và các nước châu Á khác… cũng đã coi quả mướp đắng là vị thuốc chính thống hoặc thuốc hỗ trợ kiểm soát tiểu đường theo dạng thức ăn hàng ngày hiệu quả.
Cách làm nước ép mướp đắng (khổ qua)
- Mướp đắng tươi rửa sạch, cắt nhỏ (bỏ hạt), xay nhỏ.
- Vắt lấy nước, đun sôi 15 phút (nước 1).
- Bã cho thêm nước (1kg quả tươi ban đầu thì cho 500ml nước) đun sôi, đun 15 phút (nhỏ lửa), lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 2).
- Bã lại cho thêm nước, đun sôi 15 phút (nhỏ lửa), lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 3).
- Gộp cả nước 1, nước 2, nước 3 đun sôi trong 15 phút.
Dùng nước ép khổ qua uống thay nước lọc hàng ngày.
Chọn thực phẩm theo Chỉ số đường huyết
Có thể nói hiện nay cả thế giới đang bị “đường hóa” khi số lượng người mắc bệnh tiều đường tăng nhanh vùn vụt. Nguyên do vì đâu?
Đó có thể là do bạn lầm tưởng chỉ khi ăn những thức ăn, thức uống chứa đường như bánh kẹo, nước ngọt... thì chúng mới dễ bị tiểu đường. Nhưng thực chất không phải vậy, một số loại trái cây, tinh bột lại chứa hàm lượng đường rất cao.
Dưới đây là bảng đo chỉ số đường huyết để bạn lựa chọn thực phẩm:
Tên thực phẩm
Chỉ số đường huyết
Gạo trắng, miến, bột sắn
83
Dưa hấu
72
Đường kính
86
Bánh quy
55-65
Chuối
53
Cam
66
Soài
55
Nho
42
Khoai lang
54
Khoai sọ
56
Khoai mì (sắn)
50
Đậu tương
18
Lạc
19
Đậu hạt
49
Thịt các loại
<20
Rau các loại
<20