Lộ diện ‘sát thủ giấu mặt’ trong vụ Bin Laden và Gaddafi

Trong 10 năm qua, thế giới rúng động vì cái chết của 2 nhân vật mang tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới là Tổng thống Lybia Muammar Gaddafi và trùm khủng bố quốc tế Osama bin Laden. Họ đều thiệt mạng vì bị các lực lượng đặc nhiệm truy sát, nhưng ít ai biết rằng, cả 2 đều chết vì sử dụng điện thoại di động.

Lộ diện ‘sát thủ giấu mặt’ trong vụ Bin Laden và Gaddafi

> Biệt kích Mỹ bắn chết Bin Laden lần đầu lên tiếng
> Tiết lộ thông tin mật vụ Pháp tiêu diệt ông Gaddafi

Trong 10 năm qua, thế giới rúng động vì cái chết của 2 nhân vật mang tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới là Tổng thống Lybia Muammar Gaddafi và trùm khủng bố quốc tế Osama bin Laden. Họ đều thiệt mạng vì bị các lực lượng đặc nhiệm truy sát, nhưng ít ai biết rằng, cả 2 đều chết vì sử dụng điện thoại di động.

Osama bin Laden chết vì liên lạc viên sử dụng điện thoại.

Gần 10 năm lẩn trốn sau sự kiện tập kích khủng bố Mỹ ngày 11-09, trùm khủng bố quốc tế Osama bin Laden đã bị đặc nhiệm Mỹ tập kích giết chết tại một thành phố khu vực đông bắc Apganixtan ngày 1-5-2011.

Nơi ẩn núp và hành tung của Osama bin Laden luôn được giữ tuyệt mật, binh lính và thậm chí là quan chức cao cấp của Al Qaeda cũng chẳng biết là ông ta lẩn trốn nơi nào. Thế nhưng, lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã tìm ra manh mối về địa điểm lẩn trốn của Osama từ một cuộc điện thoại được gọi vào năm 2010 của chính liên lạc viên được ông ta tin cậy nhất là Ahmed bin Laden.

Họ suy đoán, nếu ông ta muốn chuyển một chỉ thị cho cấp dưới hoặc đưa ra các tuyên bố với thế giới thì chắc chắn phải có người đại diện phát ngôn, chí ít cũng là người liên lạc, mà đó tất nhiên phải là người cự kỳ tin cẩn. Năm 2010, Ahmed đã tiến hành một cuộc điện thoại sự vụ với một cơ quan tình báo Mỹ. Tuy địa điểm mà anh ta thực hiện cuộc đàm thoại không phải chính xác là nơi Laden ẩn náu nhưng qua định vị địa điểm của Ahmed, cơ quan tình báo Mỹ CIA cũng đã khoanh vùng được khu vực lẩn trốn của Osama bin Laden. Nhiệm vụ tiếp theo tất nhiên sẽ thuộc về lực lượng đặc nhiệm Mỹ và các nhân viên tình báo người bản xứ.

Tổng thống Gaddafi thủa còn nắm quyền.

Ngày 20-10-2011, ông Gaddafi đã bị bắn chết sau khi bị bắt sống ở ngoại ô thành phố Sirte. Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết của ông, ít người được biết là chỉ bắt nguồn từ một câu nói. Nhật báo Anh “Daily Telegraph” tiết lộ, Khoảng 8h30 sáng 20-10, khi thành phố quê hương và cũng là thành trì cuối cũng sắp bị thất thủ, ông Gaddafi vội vã rút lui ra ngoại ô thành phố Sirte cùng đoàn xe tùy tùng khoảng hơn 100 chiếc.

Trên đường tháo chạy, Tổng thống Gaddafi đã ghi âm lời phát biểu của mình sau đó chuyển trực tiếp cho các kênh truyền thông bằng điện thoại vệ tinh. Giọng nói của ông lập tức bị các thiết bị đặc biệt ghi lại và phân tích, đối chiếu. Sau khi xác thực, nhân viên giám sát lập tức ra lệnh khóa chết khu vực có “mục tiêu đầu sỏ”. Thông tin tình báo cực kỳ quan trọng này tức khắc được chuyển đến Sở chỉ huy tiền phương của Bộ tham mưu liên quân.

Ông Gaddafi có thể đã chạy thoát và không chết nếu không gọi điện thoại.

Ngay sau đó, hàng chục tốp máy bay của Mỹ, Anh, Pháp từ mọi hướng tập trung đánh chặn con đường tháo chạy của đoàn xe rút lui. Kế hoạch đào tẩu bị tan vỡ, ông Gaddafi bị vây hãm và sau đó bị bắt, rồi bị giết như chúng ta đã biết. Nếu trong tay ông ta lúc đó chẳng có chiếc điện thoại di động nào, biết đâu lịch sử đã không rẽ sang hướng khác?

Trong cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất, tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Chechnya là Dzhokhar Dudaev tuy đã thoát được rất nhiều cuộc vây ráp của cơ quan an ninh Liên bang Nga, nhưng cũng phải chết vì tên lửa chống bức xạ dò tìm sóng điện thoại di động.

Tổng thống tự phong đầu tiên của Chechnya là Dzhokhar Dudaev cũng chết vì điện thoại.

Cơ quan tình báo Nga FSB đã thành công bằng một phương pháp kinh điển và đơn giản nhất là: Tiền. Đặc vụ Nga đã chi 1 triệu USD cho mật vụ người Chechnya để nắm được yếu huyệt của Dudaev là ông ta thường sử dụng điện thoại vệ tinh để liên lạc. Người Nga ngay lập tức chi 1,2 triệu USD để mua thiết bị dò tìm và định vị sóng điện thoại vệ tinh trên máy bay do thám A-50.

Bắt đầu từ chiều 21-4-1996, một chiếc A-50 quẩn thảo trên bầu trời Chechnya ở độ cao 22 km. Đến rạng sáng 22-4 thì chiếc A-50 bắt được sóng điện thoại của Dudaev. Chiếc máy bay do thám lập tức sử dụng hệ thống định vị toàn cầu để xác định vị trí và phương hướng di chuyển của ông ta và truyền dẫn số liệu về cho Bộ chỉ huy.

Lúc đó, Dudaev đang trốn chạy cùng 4 nhân viên tùy tùng thì dừng xe ở một khu vực hoang vắng để gọi điện liên lạc với nhà trung gian hòa giải đang thường trú ở Moscow là ông Ruslan Khasbulatov - cựu chủ tịch Duma quốc gia Nga.

Khoảng 4h sáng 22-4-1996, hai chiếc máy bay SU-25 cất cánh từ sân bay Mozdok và sau vài phút đã bay đến gần làng Gekhi-Chu (phía tây Chechnya), nơi Dudaev đang dừng chân và phóng ra 2 quả tên lửa chống bức xạ từ khoảng cách 40km.

Tên lửa tự động dò tìm tần số bức xạ sóng điện thoại đã được máy bay dự cảnh cung cấp rồi lao đến mục tiêu. Một quả không nổ nhưng chỉ một quả còn lại cũng đủ khiến cho Dudaev - người đang trực tiếp gọi điện và cả 4 cận vệ chết ngay tại chỗ.

Sau đó, điện thoại di động cũng là nguyên nhân gây ra cái chết của cựu tổng thống tự phong kế nhiệm của Chechnya là Aslan Maskhadov. Sau những cuộc thương thảo với an ninh Nga vào mùa thu năm 2004, mỗi ngày những trợ lý của Maskhadov thực hiện vài cú điện thoại nói chuyện với các đại diện của mình ở nước ngoài, với các thủ lĩnh nhóm phiến quân ở khu vực Bắc Kavkaz, và gửi rất nhiều tin nhắn. FSB đã chặn thu được các cuộc điện thoại, từ đó lần ra tung tích của thủ lĩnh phiến quân đang ẩn náu trong một boongke kiên cố ở ngôi làng Tolstoy–Yurt, gần Grozny (thủ phủ Chechnya.

Điện thoại di động vừa là công cụ giúp tác chiến hiệu quả, nhưng cũng là "thủ phạm" khiến chủ nhân của nó bỏ mạng. Tính "hai mặt" của điện thoại di động thông minh là thế!

Theo Nguyễn Ngọc
ANTĐ

Theo Đăng lại