Hiểu đúng và đủ về bệnh Tay Chân Miệng
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, hiện dịch bệnh Tay Chân Miệng đang bùng phát tại nhiều nơi trên thế giới. Những nước ghi nhận sự gia tăng trường hợp mắc Tay Chân Miệng tại châu Á bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước ghi nhận nhiều trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó đã có nhiều trường hợp nặng dẫn đến tử vong. Ngành y tế dự báo, số ca mắc và ca nặng sẽ tiếp tục tăng.
Nhận thấy sự cần thiết của việc cung cấp thông tin về vệ sinh thân thể đúng cách nhằm phòng chống bệnh tật, Viện Pasteur TP HCM và Unilever Việt Nam, nhãn hàng Lifebuoy đã phối hợp tổ chức tọa đàm "Phòng bệnh Tay Chân Miệng – Trao yêu thương, không trao mầm bệnh".
ThS.BS. Lương Chấn Quang cho biết, bệnh Tay Chân Miệng xuất hiện nghiêm trọng dễ xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân chính gây ra bệnh Tay Chân Miệng là nhóm virus đường ruột, với một số chủng như Coxsackie A16, Enterovirus 71 (EV71)…. Đáng chú ý, EV71 là chủng virus có khả năng gây ra dịch bệnh Tay Chân Miệng lây lan với tốc độ nhanh chóng, biến chứng nặng và khả năng gây tử vong cao. Bệnh Tay Chân Miệng lây qua đường tiêu hóa. Virus có thể ở trong chất thải của cơ thể người bệnh, nước bọt, dịch bóng nước, các giọt bắn vào không khí khi ho hay hắt hơi, hoặc trên bất cứ bề mặt/vật dụng nào người bệnh đã tiếp xúc phải.
PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên chia sẻ một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận biết Tay Chân Miệng đó là những sang thương ở da, như vết loét trong miệng hoặc hồng ban, bóng nước mọc ở các vị trí đặc biệt như khuỷu tay, lòng bàn tay, đầu gối, lòng bàn chân, mông… Ở giai đoạn đầu của bệnh, một số trường hợp trẻ bú kém, quấy khóc và thường xuyên chảy nước bọt do nhai nuốt khó khăn. Đây cũng là lúc cha mẹ nên chủ động kiểm tra cơ thể của con và kịp thời phát hiện các dấu hiệu sang thương ở da. Trong trường hợp nhẹ, cha mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc trẻ tại nhà. Ở giai đoạn nặng hơn, trẻ dễ xuất hiện những dấu hiệu như thở rít, khó thở, bắt đầu các biểu hiện thần kinh như rối loạn tri giác, co giật, giật mình, chới với, run hoặc yếu chi… Theo bác sĩ, không phải trẻ em nào nhập viện cũng là trường hợp nặng, tuy nhiên ngay khi phát hiện trẻ có những triệu chứng này, phụ huynh nên đưa trẻ đến viện để bác sĩ chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Unilever Việt Nam, Lifebuoy và Viện Pasteur hợp tác để phòng chống dịch Tay Chân Miệng
Trong bối cảnh dịch bệnh Tay Chân Miệng đang diễn biến phức tạp, ThS.BS. Lương Chấn Quang khuyến khích người dân chủ động phòng ngừa với thông điệp "4 sạch - ăn sạch, ở sạch, bàn tay sạch, đồ chơi sạch". Bác sĩ cho biết, ăn sạch không chỉ là ăn chín uống sôi, mà còn là sử dụng các vật dụng ăn uống sạch, có hành vi ăn sạch sẽ, không đưa tay vào miệng, cha mẹ không nhai mớm thức ăn cho trẻ. Ở sạch bằng cách thường xuyên quét dọn, lau sàn, lau tường, diệt khuẩn cho không gian sống. Bên cạnh đó, đồ chơi, các vật dụng của trẻ cũng cần được ngâm rửa bằng chất tẩy trùng, sát khuẩn. Bác sĩ đặc biệt lưu ý về thói quen rửa tay để có bàn tay sạch - yếu tố rất quan trọng giúp người dân phòng ngừa bệnh Tay Chân Miệng hiệu quả.
Đại diện nhãn hàng Lifebuoy, ông Mai Ngọc Nhân Giám đốc Ngành hàng Vệ sinh & Chăm sóc Thân thể Việt Nam, Quản lý Phát triển Sữa tắm Đông Nam Á cho biết: Trong suốt hành trình 27 năm tại Việt Nam, mỗi năm, chúng tôi đều tích cực thực hiện các hoạt động hỗ trợ, truyền thông giáo dục cộng đồng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trẻ em, liên tục đầu tư nghiên cứu và cải tiến chất lượng sản phẩm để có thể bảo vệ người tiêu dùng khỏi 99,9% vi khuẩn, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm “Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn”