Khắc phục chứng hay quên

“Brain Fog” (chứng đờ đẫn hay sương mù trí não) là một cảm giác mơ hồ về những gì bạn cố gắng thực hiện, nhưng không thể tập trung. Dưới đây là một vài nguyên nhân khiến bạn cảm thấy tâm trí như bị che phủ bởi một màn sương mù dày đặc.
Ảnh minh hoạ: Internet

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Một trong những điều đầu tiên bạn có thể nghĩ đến khi bộ não bị “chậm nhịp” là ảnh hưởng từ thực phẩm.

- Đường: Hàm lượng Glucose trong não quá thấp hoặc quá cao đều tác động không tốt đến bộ não, cả hai đều có tác động đến bệnh Alzheimer.

- Chế độ ăn uống ít chất béo: Khoảng 60% trọng lượng khô của não bộ là chất béo và não sẽ bắt đầu tự tiêu hóa chính nó để tạo ra các hóa chất cần thiết khi bạn không ăn đủ lượng chất béo. Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyến nghị nên ăn nhiều chất béo lành mạnh từ nhiều nguồn như các loại hạt, quả bơ, dầu ô liu, cá hồi tự nhiên, trứng, thịt bò.

 Thiếu các vitamin B12, vitamin D, axít béo Omega-3, magiê đều có nguy cơ dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ, đờ đẫn và trầm cảm.

Phụ gia thực phẩm

Thực phẩm chế biến, thực phẩm nhà hàng, hoặc thức ăn nhanh là những thức ăn chứa nhiều muối, đường, chất béo, và các phụ gia thực phẩm có hại cho trí não. Chẳng hạn bột ngọt (Monosodium Glutamate) là một chất độc thần kinh phổ biến được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn, có thể gây đờ đẫn, đau đầu, thay đổi tâm trạng, chóng mặt, lo lắng và trầm cảm.

Chất làm ngọt nhân tạo (Aspartame) được làm từ 3 loại hóa chất gây hại: Aspartic Acid, Phenylalanine và Methanol, dễ gây co giật và phát triển các khối u não. Bên cạnh đó là Sucralose, tạo thành từ việc kết hợp đường và chlorine, có thể đem lại tác dụng phụ về thần kinh bao gồm suy nghĩ kém, đau đầu, đau nửa đầu, chóng mặt, lo âu, trầm cảm và ù tai.

Mất nước

75% thể tích bộ não con người là nước, và tình trạng mất nước nhẹ (khoảng 2%) sẽ ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, sự chú ý, bộ nhớ và các kỹ năng nhận thức khác.

Thói quen tiêu thụ cà phê

Cà phê và trà dễ gây nghiện. Vì vậy, nếu bạn ngừng uống, bạn có thể gặp các triệu chứng phụ bao gồm thiếu tập trung, nhức đầu, mệt mỏi, thậm chí là buồn nôn, bồn chồn.

Thiếu ngủ

Giấc ngủ rất quan trọng đối với hoạt động não bộ. Trong giấc ngủ, dịch não tràn vào, “rửa sạch” bộ não khỏi chất độc. Chỉ một đêm mất ngủ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ trí nhớ, sự tập trung, phối hợp hành động, tâm trạng, khả năng phán xét...

Stress

Stress khiến bạn có nguy cơ mất trí nhớ và bệnh Alzheimer. Căng thẳng kéo dài dẫn đến lo âu, trầm cảm, ra quyết định kém, mất ngủ và mất trí nhớ. Quá nhiều hormone Stress, Cortisol, cũng dẫn đến dư thừa gốc tự do làm tổn thương tế bào não.

Thiếu vận động

Tập thể dục tạo ra chất Endorphin, tăng cường lượng glucose và ôxy cho não, đồng thời đốt cháy hormone Cortisol và kích thích sự hình thành tế bào não mới. 

Các chất độc hại trong nhà

Nấm mốc, bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, nước hoa, sản phẩm khử mùi không khí, khói thuốc lá, và chất tẩy rửa có thể gây ra sương mù trí não, mệt mỏi, và mất trí nhớ.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, để tinh thần minh mẫn hơn, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, giảm các thực phẩm chế biến sẵn, từ bỏ chất làm ngọt nhân tạo, bổ sung chất béo Omega-3 và tránh Omega-6, đảm bảo lượng vitamin B cần thiết; ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn; tránh xa thiết bị điện tử vì ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử sẽ ngăn chặn việc sản xuất ra hormone Melatonin (giúp ngủ ngon) trong não của chúng ta.

Bên cạnh đó những người mắc chứng sương mù trí não có thể bổ sung dưỡng chất bằng thuốc hoặc thực phẩm chức năng giúp tăng cường trí nhớ và chức năng não.

Theo Theo ANTĐ