Tại Châu Âu những năm 1800, phụ nữ ở tầng lớp thượng lưu đặc biệt ưa chuộng những chiếc váy "siêu bồng bềnh" với phần đuôi dài đến gần 6m.
Hình ảnh chiếc váy ball gown "huyền thoại"
Để tạo được độ phồng cầu kỳ của chiếc váy, những người phụ nữ phải nhờ đến sự trợ giúp đặc biệt của tùng váy. Ban đầu, "phụ kiện" đặc biệt này được làm từ lông đuôi ngựa cùng với hàng chục lớp vải lót cotton. Tuy nhiên, người mặc sẽ cảm thấy rất nặng nề, bí bách, khó chi chuyển với những chiếc tùng váy này.
Đến năm 1850, một thợ may váy hàng đầu đã chế tạo ra tùng váy làm từ thép định hình siêu nhẹ. Đây được coi như một phát minh mang tính đột phá của ngành thời trang lúc bấy giờ.
Phát minh này nhanh chóng được toàn bộ phụ nữ thượng lưu đón nhận và coi như một vật "bất ly thân"
Đã có rất nhiều nhà máy mọc ra chỉ để sản xuất tùng váy với số lượng lên tớ 3000 chiếc trong một ngày.
Mặc dù tùng nhôm đã giải quyết được khá nhiều vấn đề mà loại tùng trước đây gặp phải, nhưng chúng vẫn khiến người mặc khá khó khăn trong việc di chuyển, đi lại.
Không ít tai nạn thương tâm đã xảy ra khi khoác trên mình chiếc tùng này.
Theo thống kê cho biết, đã có hơn 3000 phụ nữ trên khắp Châu Âu bỏ mạng vì trào lưu này. Lý do chính gây ra những cái chết thương tâm này là do váy quá dài và to, vì vậy, khi di chuyển, váy thường vướng vào nến hoặc lửa gây hoả hoạn lớn. Ngoài ra, một số ít trường hợp do váy vướng vào bánh xe ngựa, ngã xuống hồ trong trang phục váy quá nặng,...
Trào lưu này được kéo dài cho đến những năm 1860 và sau đó được nhà thiết kế danh tiếng bậc nhất Christian Dior "hồi sinh" vào năm 1947 khi đưa tùng váy vào những thiết kế váy cưới kinh điển của hãng này.
Cùng ngắm lại hình ảnh những chiếc váy lộng lẫy, cầu kỳ của thời kỳ này: