Học sớm, đi làm sớm với chương trình đào tạo Lập trình cho học sinh THPT đầu tiên tại Việt Nam

Vừa qua, Trường Phổ thông liên cấp Đa Trí Tuệ MIS phối hợp cùng Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech đã công bố mô hình THPT Công nghệ Quốc tế - chương trình đào tạo Lập trình viên chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam giúp học sinh có bằng đại học và đi làm sớm.

Đưa Lập trình và Tiếng Anh làm trọng tâm đào tạo

Chương trình THPT Công nghệ Quốc tế tập trung vào 2 trụ cột kiến thức trọng tâm là Lập trình và Tiếng Anh. Bên cạnh đó, các môn Văn hóa sẽ được tinh giản, đảm bảo thời lượng học tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT, giúp học sinh giảm bớt áp lực học tập, thi cử nhưng vẫn được trang bị đầy đủ kiến thức để tốt nghiệp THPT.

Theo đó, với học phần Lập trình, học sinh được học chương trình đào tạo Lập trình viên Quốc tế với giáo trình cập nhật mới nhất từ Tập đoàn Aptech Toàn cầu, được áp dụng tại hơn 40 quốc gia trên thế giới. Chương trình gồm 31 Công nghệ Lập trình mới nhất được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất để có thể đi làm ngay. Ngoài ra, học sinh được làm 5 dự án phần mềm dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia trong và ngoài nước để có kinh nghiệm thực tế ngay trong quá trình học.

Ông Chu Tuấn Anh - Hiệu trưởng Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech cho biết lộ trình này đã được các chuyên gia thiết kế phù hợp cho lứa tuổi THPT, đi từ những khái niệm cơ bản nhất giúp các bạn dễ dàng theo học, đồng thời luôn cập nhật, bám sát theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp để đón đầu xu hướng.

Học viên Aptech tại 19 Lê Thanh Nghị trong buổi bảo vệ đồ án với sản phẩm phần mềm tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia

Đối với học phần Tiếng Anh, thời lượng học tăng gấp 3 lần so với quy định của Bộ GD&ĐT, tập trung vào kỹ năng giao tiếp nghe - nói, giúp học sinh sử dụng ngoại ngữ thành thạo để học tập và làm việc trong môi trường Quốc tế.

Tốt nghiệp chương trình THPT Công nghệ Quốc tế, ngoài bằng Tốt nghiệp THPT, học sinh được nhận thêm bằng Lập trình viên Quốc tế (ADSE) do Tập đoàn Aptech Toàn cầu cấp, được công nhận tại trên 40 quốc gia và bằng Cử nhân CNTT do Đại học Lincoln University College Malaysia (LUC) cấp. Ngoài ra, học sinh có thể chuyển tiếp vào năm cuối vào các trường Đại học tại Anh, Úc, New Zealand,... Những quy định về cấp bằng và chuyển tiếp Đại học này được thực hiện theo thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn Aptech Toàn cầu và các trường Đại học trên thế giới. Như vậy, với lộ trình này, học sinh sẽ rút ngắn thời gian có bằng Đại học và có đầy đủ năng lực, kỹ năng để làm lập trình chuyên nghiệp tại các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ trong và ngoài nước. Ước tính thời gian rút ngắn lên tới 3-4 năm so với các lộ trình truyền thống.

Trong buổi lễ ra mắt chương trình diễn ra vào tháng 11 vừa qua, ông Tô Hồng Nam - Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT cho biết: “Đưa giáo dục CNTT vào bậc phổ thông giúp các bạn có định hướng sớm, khuyến khích tạo cảm hứng để học thực chất thay vì chỉ học để lấy bằng”. Ông cũng chia sẻ thêm, sự phối hợp giữa Trường MIS và Aptech đã tạo ra nơi để các em có nguyện vọng, đam mê được học tập và phát huy năng lực thay vì phải tự mày mò, giúp các em bước vào thị trường lao động một cách tự tin.

Ông Ngô Thanh Hiền - Giám đốc Công nghệ IBM đồng quan điểm và cho rằng các bạn đam mê với CNTT cần tìm hiểu ngay từ cấp 2, cấp 3 để khi vào đại học đã quen với 1-2 ngôn ngữ lập trình nhất định. Ông Hiền cho biết thêm, IBM sẵn sàng trả mức lương 40 đến 50 triệu đồng cho các lập trình viên vừa ra trường đủ năng lực.

Hơn 70% vị trí liên quan đến CNTT nhận mức lương từ 1000 USD (Theo TopDev)

Chị Nguyễn Thu Hương (một phụ huynh tại Hà Nội) sau khi tìm hiểu chương trình Lập trình tại website aptechvietnam.com.vn đã cho con theo học Lập trình ngay từ lớp 10, song song với chương trình học phổ thông. Chia sẻ với phóng viên, chị cho biết: “Sau khi theo học THPT Công nghệ Quốc tế, con gái tôi không chỉ tiến bộ trong các môn Lập trình mà tư duy logic còn giúp ích rất nhiều cho việc học các môn Văn hoá khác của con. Lộ trình học bài bản cộng thêm việc có kinh nghiệm thực hành sớm đã giúp con có cơ hội thực tập PHP tại một doanh nghiệp phần mềm từ năm lớp 11”.

Mô hình thành công từ các quốc gia phát triển

Việc đưa Lập trình vào chương trình học phổ thông không phải là điều mới mẻ trên thế giới. Tại nhiều quốc gia phát triển, giáo dục Lập trình cho học sinh từ cấp 2, đặc biệt là cấp 3 đã được triển khai rộng rãi và đạt nhiều kết quả tích cực. Ví dụ như ở Mỹ, chương trình AP (Advanced Placement Program) gồm các khoá học về Khoa học Máy tính rất phổ biến với học sinh phổ thông. Chương trình này tương đương với các khoá cơ bản trong năm đầu ở bậc đại học, giúp học sinh làm quen và hoàn thành sớm một số tín chỉ ngay từ phổ thông, từ đó tiết kiệm thời gian, chi phí và có nền tảng kiến thức tốt khi lên đại học. Đồng tình với cách tiếp cận giáo dục trên, Nhà giáo, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn - nguyên Tổng Giám đốc Hệ thống giáo dục Vinschool - so sánh việc học Lập trình cũng giống như học ngoại ngữ, càng tiếp xúc sớm thì khả năng thành thạo càng cao.

Ông Hoàng Văn Lược - Chủ tịch HĐQT Trường MIS (trái) và ông Chu Tuấn Anh - Hiệu trưởng Aptech (phải) ký biên bản hợp tác đào tạo Lập trình cho học sinh từ sớm

Hiện nay, trong bối cảnh nhiều bạn trẻ yêu thích và có định hướng theo đuổi ngành CNTT ngay từ bậc phổ thông, mô hình THPT Công nghệ Quốc tế giúp học sinh sớm tiếp cận với kiến thức Lập trình chuyên nghiệp, từ đó lập nghiệp và thành công sớm. Chương trình cũng giúp học sinh có dự định du học được trang bị trước kiến thức chuyên môn, giảm thiểu những bỡ ngỡ khi theo học ở môi trường quốc tế.