Các nhà nghiên cứu của Mỹ vừa cho biết, trong các loại giấy ướt trên thị trường hiện nay thường có một chất bảo quản có tên gọi methylisothiazolinone (MI) có thể gây lên dị ứng cho một số trẻ. Đây chính là chất làm tăng đột biết các phản ứng dị ứng nguy hiểm được tìm thấy trong phần lớn các sản phẩm làm đẹp.
Cho đến thời điểm này, chưa có trường hợp dị ứng do dùng giấy ướt được ghi nhận ở Mỹ, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, các triệu chứng của bệnh dễ bị chuẩn đoán nhầm với các bệnh khác như eczema (chàm).
Các nhà khoa học ở trường y khoa đã nghiên cứu 6 trường hợp trẻ bị phát ban nghiêm trọng. Trường hợp đầu tiên là một bé gái 8 tuổi bị nổi mẩn đỏ ở mặt và vùng mông.
Cô bé đã được chữa trị bằng thuốc kháng sinh và steroid, nhưng sau mỗi lần chữa trị, các vết phát ban lại tái xuất hiện. Họ nghi ngờ bé gái có thể đã bị dị ứng. Mẹ của em cho biết, cô đã sử dụng giấy ướt để lau vùng miệng và mông của con.
Một loại hoá chất bảo quản có tên là Methylisothiazolinone trong giấy ướt là nguyên nhân gây ra dị ứng ở trẻ.
Tiến sỹ Mary Wu Chang, đã từng xem báo cáo về trường hợp một người Bỉ bị dị ứng với chất MI có trong khăn giấy ướt. Bà đã kiểm tra phản ứng của bé gái với chất này và thu được kết quả dương tính. Thật ngạc nhiên, các nốt mẩn ngứa sần đỏ biết mất khi mẹ bé gái ngừng sử dụng khăn ướt.
Trong vòng 2 năm, thêm 5 đứa trẻ cũng được đưa đến bệnh viện với các triệu chứng mẩn đỏ tương tự. Trong mỗi trường hợp, vểt mẩn đỏ biết mất ngay khi mà đứa trẻ ngừng sử dụng giấy ướt.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, các bậc phụ huynh nên tránh việc sử dụng khăn giấy ướt mà nên sử dụng giấy ăn khô và nước.
Tuy nhiên Tiến sỹ Chang không khuyên các ông bố bà mẹ ngừng sử dụng giấy ướt. Bà nói với đài NBC rằng: “Giấy ướt quá tiện lợi, tôi có ba đứa trẻ, và chúng tôi vẫn sử dụng giấy ướt khi đi du lịch. Nhưng khi chúng tôi ở nhà, tốt hơn là sử dụng gentle rửa tay và nước".
Tiến sỹ Robin Gehris, thuộc Bệnh viện Đại học Pittsburgh (Mỹ) lại cho rằng, hiện số trẻ bị dị ứng chất MI ngày càng tăng. Chuyên gia này tin rằng, có thể các hãng sản xuất đã tăng lượng hóa chất bảo quản có trong sản phẩn khăn ướt trẻ em.