Tính đến cuối buổi sáng, giá bán ra tại các doanh nghiệp kim hoàn lớn dao động từ 41,53 đến 41,59 triệu đồng/lượng, thấp hơn khoảng 160.000 đồng/lượng so với giá đóng cửa cuối tuần trước.
Vàng miếng hiệu Phượng Hoàng PNJ-DAB của công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận, lúc 11 giờ 25, mua vào 41,43 triệu đồng/lượng, bán ra 41,53 triệu đồng/lượng.
Cùng thời điểm, Sacombank cũng hạ giá giao dịch vàng SBJ còn 41,45 – 41,57 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Vàng SJC của công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) cuối buổi sáng mua vào 41,43 triệu đồng/lượng, bán ra 41,58 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước công bố là 20.828. Tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại là 20.820 – 20.870 (mua vào – bán ra).
Tại Hà Nội, giá SJC của công ty vàng bạc đá quý Phú Qúy, lúc 11 giờ 30, mua – bán tương ứng 41,49 – 41,59 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji niêm yết giá SJC cuối buổi sáng mua vào 41,47 triệu đồng/lượng, bán ra 41,59 triệu đồng/lượng.
Vàng thế giới đã phục hồi nhẹ từ mức thấp nhất trong bốn tháng sau khi Trung Quốc công bố các biện pháp nới lỏng tiền tệ mới.
Vàng giao ngay sáng nay tăng 0,4% lên 1.585,90USD/Oz, trước khi giảm nhẹ về mức 1.582,22USD/Oz.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc cuối tuần qua cho biết, đang rót thêm tiền vào hệ thống tài chính để hỗ trợ cho vay, sau khi các dữ liệu mới nhất cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này đang chậm lại.
Trong khi đó, các chuyên gia cao cấp của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) nói sẽ xem xét lại các chính sách tiền tệ trong vòng sáu tháng tới, làm thắp lên tia hy vọng mới về khả năng sẽ có thêm các chương trình hỗ trợ tài chính mới.
Tuy nhiên, việc đồng euro mất giá vẫn là trở ngại lớn nhất đối với đà phục hồi của kim loại quý. Đồng tiền chung châu Âu sáng nay giảm thêm 0,2% so với USD, đưa tỷ giá EUR/USD còn 1,2890