Tuyên bố này đã được tờ "Kommersant" của Nga đăng tải.
Và tất nhiên, theo "dây chuyền", một số nước Châu Âu đã lên tiếng phản đối quyết định tăng giá bán khí đốt vừa được công bố trên.
Chẳng hạn như Bulgaria, là khách hàng thường xuyên của Nga. Nước này đã từng mua gas của Gazprom với giá 83 USD. Trước đề nghị tăng giá, Bulgaria đã tỏ ý không chấp nhận trở thành điểm trung chuyển gas cho Gazprom.
Cùng với Bulgaria là Moldavia, quốc gia này cũng đã nhập khẩu gas từ Nga với mức 80 USD, nay từ chối, không mua với giá mới là 160 USD.
Các quan chức Rumania cũng bày tỏ sự phản đối của mình trước thông tin mới này. Bởi theo lời ngài Bộ trưởng Bộ tài chính Rumani thì những nước trung gian đã phải mua gas của Nga với giá 250 USD thì có lẽ, cho tới năm 2030, Rumania sẽ phải chi từ 270-285USD cho thứ chất khí màu xanh cần thiết này.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng là nước phản đối kịch liệt. Bộ trưởng Bộ năng lượng đất nước này thậm chí đã xem xét tới khả năng phải đàm phán với sự hiện diện của trọng tài quốc tế, nếu trong trường hợp thương lượng với Nga không đạt kết quả.
Bên cạnh đó, không ít quốc gia đang tìm đến với những biện pháp tình thế. Điển hình như Hungaria, nước này cùng với một số quốc gia khác có ý định sẽ mua khí đốt từ các nước vùng Đông Á, thông qua Thổ Nhĩ Kì.
Mai Hoa
Theo Lenta