Đợt bồi dưỡng giáo viên cốt cán lần này là kết qủa của một loạt các hoạt động thực hiện hiệu quả trong 2 năm qua của Ban Quản lý Chương trình ETEP và 8 trường ĐHSP/Học viện tham gia ETEP cũng như sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, sự vào cuộc chủ động, hiệu quả của Cục/Vụ thuộc Bộ GD&ĐT, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các Sở/Phòng GD&ĐT, các Trung tâm giáo dục thường xuyên các địa phương.
Để có cuộc ra quân đồng loạy này, Bộ GD&ĐT đã mời Trường Đại học Giáo dục Hồng Kông hỗ trợ 8 Trường ĐHSP/học viện tham gia ETEP trong vòng hai năm, tư vấn, xây dựng, phát triển chương trình bồi dưỡng TX cho GV và CBQLGD bắt kịp với xu thế bồi dưỡng giáo viên trên thế giới; Cách tiếp cận khung CT bồi dưỡng của Hồng Kông và các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đã được các giảng viên chủ chốt áp dụng trong xây dựng chương trình bồi dưỡng vừa qua mạng, vừa trực tiếp.
Riêng đối với đội ngũ giảng viên chủ chốt của 8 trường tham gia ETEP, Bộ GD&ĐT đã mời Trường Sau đại học Giáo dục thuộc ĐH Melbourne (Úc) tập huấn. Các giảng viên này đã nắm bắt được những nguyên tắc chủ chốt của giáo dục phát triển năng lực và các yêu cầu cốt lõi đối với giáo viên cốt cán trong chương trình giáo dục phổ thông mới, đồng thời được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hành giáo dục phát triển năng lực, kỹ thuật tổ chức dạy học, phương pháp giảng dạy giúp ích cho việc đào tạo đồng nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Như vậy, không chỉ tài liệu bồi dưỡng giáo viên đã tiếp cận được với những nền GD tiên tiến trên thế giới, mà phương thức bồi dưỡng mà các giảng viên chủ chốt được trải nghiệm cũng có nhiều điểm mới, theo hướng phát triển năng lực người học.
Có thể nói, hoạt động bồi dưỡng giáo viên do Bộ GD&ĐT triển khai lần này đang đi đúng hướng với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Tham gia tập huấn đợt này, giáo viên phổ thông cốt cán được bồi dưỡng 3 nội dung chính: Tìm hiểu những nội dung cơ bản về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018; Tìm hiểu chương trình các môn học và hoạt động trải nghiệm; Xây dựng kế hoạch dạy học phát triển năng lực học sinh.
Phương thức bồi dưỡng có nhiều điểm mới so với trước đây, đó là kết hợp bồi dưỡng trực tiếp và qua mạng; Biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng.
Trước khi bồi dưỡng tập trung, học viên tự nghiên cứu bài học, tài liệu trên mạng với một hệ thống bài giảng, video đã được biên tập kỹ lưỡng.
Công tác bồi dưỡng giáo viên chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới được tổ chức theo hướng chuyển từ bồi dưỡng sang tự bồi dưỡng. Theo đó, giáo viên có 5 ngày tìm hiểu trước tài liệu học tập qua mạng, sau đó bồi dưỡng tập trung 3 ngày với hình thức chủ yếu là thảo luận nhóm.
Kết thúc khoá bồi dưỡng tập trung, giáo viên có 7 ngày để tự tìm hiểu sâu các nội dung, phương pháp giáo dục mới và làm bài tập để đánh giá kết quả khoá tập huấn. Chỉ những người vượt qua bài tập này và được đánh giá tích cực trong quá trình bồi dưỡng mới được trường Sư phạm cấp chứng nhận hoàn thành khoá học.
Các hoạt động bồi dưỡng giáo viên phổ cốt cán sẽ còn tiếp tục từ nay đến năm 2021. Và đội ngũ cốt cán này sẽ còn được các trường sư phạm chủ chốt bồi dưỡng nâng cao năng lực thường xuyên để hỗ trợ các hoạt động phát triển nghề nghiệp của giáo viên tại địa phương một cách liên tục, ngay tại chỗ.
Việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán là bước đi quan trọng bối cảnh chương trình giáo dục phổ thông mới sắp triển khai. Tuy nhiên, đội ngũ GV cốt cán sau khi được bồi dưỡng, tập huấn cần đẩy mạnh các hoạt động tại địa phương, ngay tại các trường nhằm lan tỏa tinh thần của đổi mới đến toàn bộ giáo viên phổ thông trong cả nước.
Theo kế hoạch, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng bồi dưỡng GV cốt cán 6 tỉnh, TP, gồm: Gia lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Đà Nẵng
Từ ngày 28-30, Trường ĐH Sư phạm-ĐH Đà Nẵng tổ chức bồi dưỡng đợt 2 cho 218 GV cốt cán của Lâm Đồng GV phổ thông cốt cán tỉnh Lâm Đồng.
Trước đó, đã bồi dưỡng đã bồi dưỡng cho GV cốt cán tiểu học Lâm Đồng đợt 1 (từ 17-19/10/2019)