Tại sao có người chỉ uống vài hớp rượu thì mặt nóng bừng và dần chuyển sang màu đỏ; ở một số người khác, mặt chẳng những đỏ mà còn tái, rồi mới say mềm khi đã đủ đô. Nhờ nghiên cứu về di truyền học mà ngày nay chúng ta biết được “thủ phạm” của hội chứng này do gien có tên là ALDH2.
Tùy vào cơ địa từng người mà khả năng đáp ứng nồng độ cồn trong máu khác nhau. Những người có ngưỡng đáp ứng thấp thì khi uống rượu bia, những nơi tập trung mao mạch dễ thấy như mắt và các vùng da mỏng như mặt, cổ, lưng dễ bị đỏ lên.
Bệnh huyết áp cao
Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Chungnam (Hàn Quốc) thực hiện trên 1.700 người đã cho thấy rằng người uống rượu bia đỏ mặt có nguy cơ mắc chứng tăng huyết áp cao hơn 2.27 lần so với người bình thường uống rượu bia không đỏ mặt.
Bệnh cao huyết áp do uống rượu bia còn làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Một nghiên cứu mới ở nam giới gần đây cho thấy, những người bị bệnh cao huyết áp (với chỉ số huyết áp là 140/90 mmHg) chỉ cần uống khoảng 150 – 300 ml rượu bia là sẽ có nguy cơ tử vong do đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cao gấp 2 – 5 lần so với những người có huyết áp bình thường hoặc những người không uống rượu bia.
Bệnh gan
Thông thường khi rượu, bia đi vào cơ thể, gan sẽ chuyển hóa cồn thành aceltedehyde. Ở người bình thường aceltedehyde lại tiếp tục chuyển hóa thành Acetate, một chất an toàn hơn với cơ thể.
Với những người đỏ mặt, quá trình chuyển hóa actadehyde thành acetate nhanh hơn người bình thường, nhưng khi có quá nhiều chất actadehyde được sinh ra. Lâu ngày sẽ gây nên các bệnh về gan. Cùng với đó, những người bị đỏ mặt khi uống rượu, bia sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về gan cao hơn so với những người không bị đỏ mặt.
Bên cạnh đó, những người uống rượu bia bị đỏ mặt gặp phải những triệu chứng như buồn nôn, sưng tấy các khớp, đau nhức, đau bụng, mệt mỏi thì thì rất có thể đã báo hiệu các bệnh về gan như xơ gan mãn tính, viêm gan B.
Ung thư thực quản
Những người có phản ứng đỏ mặt khi uống rượu bia có thể là do trong cơ thể có sự thiếu hụt di truyền enzym chuyển hóa rượu ALDH2, từ đó dẫn đến sự tích tụ các chất acetaldehyde độc hại.
Một số nghiên cứu còn cho thấy nếu một người bị khiếm khuyết enzym chuyển hóa rượu ALDH2 nói trên uống 2 cốc bia mỗi ngày thì sẽ có nguy cơ bị ung thư thực quản cao gấp 10 lần so với những người có thể chuyển hóa được chất cồn.
Vì thế việc thường xuyên đỏ mặt khi uống rượu bia là báo hiệu bạn có nguy cơ bị ung thư thực quản cao hơn người bình thường.
Theo các BS, say rượu cần được coi là cấp cứu. Uống rượu say gây ảnh hưởng tới toàn cơ thể, ở mức ngộ độc rượu sẽ ảnh hưởng trước hết tới các hệ cơ quan quan trọng như hô hấp, tuần hoàn, thần kinh...
Vì vậy, phải đưa ngay bệnh nhân say rượu, ngộ độc rượu tới các cơ sở y tế có các y, bác sĩ đã được đào tạo về cấp cứu chống độc.
Các dấu hiệu nguy hiểm cần phải phân biệt và xử trí ngay là: hôn mê (gọi không tỉnh), co giật; suy hô hấp (thở chậm; ngừng thở; ứ đọng đờm dãi; chất nôn, dịch dạ dày trào ngược vào phổi do bệnh nhân hôn mê không còn phản xạ bảo vệ đường hô hấp...), suy tuần hoàn (tụt huyết áp, không bắt được mạch, nhịp tim chậm, loạn nhịp tim...) và các dấu hiệu nguy hiểm khác như hạ đường huyết, chấn thương...