Điểm mặt những ông lớn bị tố ‘làm nghèo đất nước'

Trong mấy ngày gần đây, dư luận xôn xao về nghi án chuyển giá, trốn thuế của Coca Cola nhưng Coca Cola không phải trường hợp duy nhất.

Điểm mặt những ông lớn bị tố ‘làm nghèo đất nước'

> Xem lại việc mở rộng đầu tư của Coca Cola VN

Trong mấy ngày gần đây, dư luận xôn xao về nghi án chuyển giá, trốn thuế của Coca Cola nhưng Coca Cola không phải trường hợp duy nhất.

Coca Cola 'giả lỗ' triền miên? .

Ngoài Coca Cola, có rất nhiều doanh nghiệp lớn khác cũng bị nghi chuyển giá, trốn thuế như Pepsico, Bảo Long, Adidas, Metro,…

Uống Coca Cola “làm nghèo” đất nước

Số liệu của Cục thuế TP HCM cho biết, Coca-Cola lỗ dài dài kể từ khi chính thức hoạt động tại Việt Nam đến nay.10 năm qua, số lỗ của Coca-Cola luôn ở mức trên 100 tỷ đồng/năm, có năm số lỗ chiếm gần 1/3 doanh thu.Năm 2011, tình hình có vẻ khá hơn, công ty này 'chỉ còn' lỗ 39 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tính đến ngày 30-9-2011, Coca-Cola đã lỗ lũy kế 3.768 tỷ đồng - một khoản 'lỗ sụ'.Không chỉ lỗ lớn, tính đến thời điểm cuối tháng 9-2011, Coca-Cola thậm chí đã 'âm' vốn chủ sở hữu đến hơn 800 tỷ đồng.Có nghĩa rằng, công ty này hiện chỉ đang 'sống nhờ' vào các khoản vay, kể cả vốn vay từ công ty mẹ, hoặc tiền của khách hàng...

Ông Lê Duy Minh, trưởng phòng kiểm tra thuế số 1 Cục Thuế TP.HCM, cho biết “bí quyết” để doanh nghiệp này có thể liên tục kê khai lỗ nằm ở chi phí nguyên phụ liệu, trong đó chủ yếu là hương liệu được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao.

Trung bình chi phí nguyên phụ liệu chiếm trên 70% giá vốn, cá biệt năm 2006-2007 chi phí nguyên phụ liệu lên đến 80-85% giá vốn. Như năm 2010 chi phí do nhập nguyên vật liệu từ công ty mẹ lên đến 1.671 tỉ đồng trên doanh thu 2.329 tỉ đồng. Năm 2009 chi phí này là 1.065 tỉ đồng.

Pepsico.

Pepsico ít “làm nghèo” hơn?

Trong khi đó, tình hình từ phía PepsiCo có vẻ có khả quan hơn, mặc dù, kể từ khi thành lập cho tới năm 2007, PepsiCo cũng lỗ liên tục (tới năm 2006 vẫn lỗ 122 tỷ đồng). Lỗ kéo dài từ năm 1991, nên trên bảng cân đối tài sản của PepsiCo, lỗ lũy kế tính đến ngày 31-12-2010 là 1.206 tỷ đồng.

Thực tế, năm 2009, PepsiCo đạt doanh thu 3.840 tỷ đồng, còn năm 2011 là 6.915 tỷ đồng. Tức là, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu rất thấp, chỉ trên 2%.

Mặc dù lời lãi chẳng được bao nhiêu nhưng cũng giống như Coca Cola, PepsiCo vẫn liên tục khai trương các nhà máy mới ở Đồng Nai (45 triệu USD), và mới đây nhất là Bắc Ninh (73 triệu USD). Tổng vốn đầu tư của đại gia này tại Việt Nam cũng vào khoảng 500 triệu USD.

Tất nhiên, PepsiCo có cái lý của mình, bởi thực tế, mấy năm gần đây, dù ít, dù nhiều, doanh nghiệp này đã báo cáo lãi và dù lỗ lũy kế cũng đã lên tới hơn 1.200 tỷ đồng, nhưng trên bảng cân đối tài sản, công ty này vẫn “dương” khoảng 700 tỷ đồng. Còn Coca-Cola, đã “cụt cả vốn”, vậy đâu là động lực để doanh nghiệp này tiếp tục đầu tư ở thị trường Việt Nam?

Tất nhiên, “miếng bánh hấp dẫn” của thị trường Việt Nam là điều dễ hiểu. Nhưng khó hiểu ở chỗ, lẽ thường, không nhà đầu tư nào muốn dốc vốn vào một thị trường mà ở đó, họ liên tục kinh doanh thua lỗ.

Mặc dù cũng bị nghi án chuyển giá, trốn thuế nhưng Pepsico ít gây ồn ào hơn Coca Cola vì doanh nghiệp này đang làm ăn có lãi, và tỷ trọng hương liệu trong giá bán thành phẩm của công ty này cũng không lớn như của Coca Cola.

Bảo Long cũng “làm nghèo đất nước”

Không chỉ doanh nghiệp nước ngoài “làm nghèo đất nước”, doanh nghiệp trong nước cũng tìm mọi cách để “làm xiếc” báo cáo tài chính.

Nghi ngờ Bảo Long khai gian, lậu thuế trong một thời gian dài, Cục Thuế TP Hà Nội đã lập đoàn thanh tra để kiểm tra việc chấp hành luật thuế ở Bảo Long từ đầu năm 2008 đến cuối năm 2011.

Đầu tiên là việc Bảo Long “làm xiếc” ngay ở khoản mở sổ, ghi chép hạch toán kế toán. Dù đã mở sổ kế toán để theo dõi các hoạt động kinh tế nhưng lại hạch toán các khoản chi phí không đúng quy định: Hạch toán các khoản chi phí không liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh; hạch toán không đúng giá trị khấu hao của tài sản cố định, nhiều chi phí không có hóa đơn chứng từ hợp lệ.

Đấy là chưa kết đến việc Bảo Long để ngoài sổ sách doanh thu bán hàng, khai sai, khai thiếu doanh thu. Thậm chí sổ sách, chứng từ kế toán còn không đóng dấu pháp nhân và thiếu chữ ký, không nộp hồ sơ khai thuế, kê khai thiếu thuế giá trị gia tăng.

Sau nhiều tháng thanh tra, Cục Thuế TP Hà nội đã yêu cầu Bảo Long phải nộp lại số thuế cộng với tiền phạt lên tới 1,9 tỉ đồng. Trong đó, thuế GTGT và thuế Thu nhập doanh nghiệp Bảo Long đã cố tình gian lận trong 3 năm là gần 1,5 tỉ đồng.

Doanh nghiệp này còn phải chịu 2 khoản phạt do trốn thuế, chậm thuế lên tới hơn 462 triệu đồng.

Việc mở cửa hàng thứ 50 tại VN vào cuối năm 2011 (tại TP.HCM) cho thấy Adidas đang ăn nên làm ra tại Việt Nam. Ảnh: SaigonTimes.

Kinh doanh kém hiệu quả, Adidas vẫn rầm rập đầu tư

Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế TP.HCM rà soát quan hệ giữa Adidas Việt Nam và một số công ty trong cùng hệ thống toàn cầu để xác định lại các khoản chi phí mà doanh nghiệp này khai báo khi tính thuế.

Yêu cầu này được đưa ra sau khi Cục thuế TP.HCM có văn bản xin ý kiến Tổng cục về chính sách thuế đối với Công ty Adidas Việt Nam.

Căn cứ theo báo cáo của Cục thuế TP.HCM và các quy định hiện hành, Tổng cục Thuế cho rằng các giao dịch giữa Adidas Việt Nam và một số công ty khác trong hệ thống toàn cầu có thể là các giao dịch liên kết (giao dịch giữa các bên có quan hệ điều hành, kiểm soát, góp vốn và đầu tư với nhau).

Do chưa có đủ căn cứ để kết luận, Tổng cục yêu cầu cơ quan thuế TP.HCM kiểm tra cụ thể mối quan hệ, các hợp đồng thương mại giữa Adidas Việt Nam và một loạt công ty khác trong cùng hệ thống của Adidas toàn cầu, cũng như các nhà bán lẻ. Các công ty này bao gồm Adidas AG (công ty mẹ), Adidas Singapore, Adidas International Trading B.V…

Từ khi thành lập (2001) đến nay, chỉ duy nhất năm 2010 Metro Việt Nam khai có lãi 116 tỉ đồng (Ảnh minh họa internet).

Khách kéo đến ùn ùn, siêu thị Metro vẫn chưa nộp một đồng thuế

Công ty TNHH Metro Cash & Carry VN (người dân gọi là siêu thị Metro), sau 11 năm mở rộng đến 19 trung tâm bán sỉ trên cả nước nhưng do lỗ nên đến nay cũng không nộp một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào.

Theo thống kê của Cục Thuế TP.HCM, dù doanh thu tăng liên tục qua các năm nhưng kết quả kinh doanh của công ty này lỗ triền miên. Cụ thể, năm 2007 doanh thu đạt hơn 6.607 tỉ đồng, nhưng số lỗ là 157 tỉ đồng. Năm 2008 doanh thu vọt lên 8.175 tỉ đồng, số lỗ lên đến hơn 190 tỉ đồng. Năm 2009 doanh thu đạt 8.728 tỉ đồng, số lỗ cũng rất ấn tượng: 160 tỉ đồng.

Từ khi thành lập (2001) đến nay, chỉ duy nhất năm 2010 công ty này khai có lãi 116 tỉ đồng, nhưng do được chuyển lỗ của những năm trước đó nên đến nay doanh nghiệp này cũng chưa đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Đến năm 2011 Metro lại khai lỗ 89 tỉ đồng.

Trả lời câu hỏi liên tục thua lỗ như vậy thì vốn ở đâu để doanh nghiệp này tiếp tục đầu tư mở rộng trong khi chi phí đầu tư một trung tâm bán sỉ không hề nhỏ, lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM cho biết Metro Cash & Carry VN giải trình rằng việc đầu tư dựa trên nguồn vốn vay từ một ngân hàng châu Âu và một tổ chức tài chính của Đức.

Về nghi án kê đội giá trang thiết bị để nâng khống vốn đầu tư, Cục Thuế TP.HCM cho biết việc nhập thiết bị lạnh Metro ký hợp đồng trực tiếp với một đối tác ở Hong Kong, Singapore chứ không thông qua công ty mẹ và cũng không nhập khẩu từ công ty mẹ. Riêng việc có giao dịch liên kết với những đối tác này hay không thì Cục Thuế sẽ kiểm tra lại.

Theo Hạ Lan
VTC

Theo Đăng lại