“Nửa thế kỷ trước, người ta được coi là chết sau khi ngừng thở và tim ngừng đập. Nhưng với chúng tôi, đó là khi họ cần được giải cứu,” Max More, CEO công ty Alcor phát biểu. Công cuộc giải cứu bắt đầu vào giây phút bác sĩ tuyên bố bệnh nhân đã tử vong. Alcor sẽ lập tức chuẩn bị bồn đá, đưa vào cơ thể bệnh nhân 16 loại thuốc và chất chống đông cho tới khi thân nhiệt hạ xuống gần với nhiệt độ đóng băng.
“Điều quan trọng là quá trình làm lạnh phải diễn ra thật nhanh chóng”, More cho biết. Để đảm bảo điều đó, Alcor lập nên các nhóm làm việc ở Anh, Canada, Đức và những người đồng ý tham gia thí ngiệm sẽ nhận được 10.000 USD.
Thời gian làm lạnh là chuẩn bị phẫu thuật mất khoảng 35 phút. Sau đó, nếu bệnh nhân yêu cầu, bác sĩ phẫu thuật sẽ tới cắt rời đầu họ. Những bệnh nhân này hy vọng sẽ có được cơ thể mới với DNA của chính mình. Chi phí bảo quản đầu là 80.000 USD, còn bảo quản toàn bộ cơ thể lên tới 200.000 USD. Trong khi đó, Viện Cryonics ở Michigan lại đưa ra mức giá thấp hơn: 28.000 USD cho cả người. Vậy tại sao lại có sự khác nhau về giá cả như vậy?
“Chúng tôi rất thận trọng trong vấn đề tài chính. 115.000 USD trong số 200.000 USD sẽ được đưa vào quỹ chăm sóc bệnh nhân” để trang trải chi phí cuối cùng, và được quản lý bởi thân nhân. More cho biết quỹ giờ đã có trị giá lên tới 10 triệu USD.
Năm 1986, Alcor lúc ấy vẫn còn được điều hành bởi các tình nguyện viên, và More gia nhập tổ chức với tư cách là thành viên thứ 67. Từ đó đến nay, con số này đã là hơn 1.000 với 8 nhân viên toàn thời gian. Trong số các thành viên có cả tỷ phú đầu tư Peter Thiel và kỹ sư trưởng của Google, Ray Kurzweii. Công ty từng hứng búa rìu dư luận khi bị cáo buộc ngược đãi thi hài của siêu sao bóng chày Ted Williams. Tin đồn này sau đó đã bị bác bỏ.
Elaine Walker, 47 tuổi, giảng viên trường Cao đẳng cộng đồng Scottsdale, đã đăng ký bảo quản đầu mình tại Alcor từ 9 năm trước. Phí thành viên mỗi năm của Alcor là 600 USD. “Tôi không hề lo lắng về quyết định của mình. Không phải là tôi muốn kéo dài sự sống để làm những việc mình chưa kịp làm. Đơn giả chỉ là vì tôi tò mò chuyện gì sẽ xảy ra thôi”.
Dưới khía cạnh pháp luật, Alcor không bị ràng buộc phải hồi sinh lại người chết. Trên thực tế, sau khi đã được tuyên bố tử vong, 147 cái xác kia sẽ chỉ được xem là các bộ phận cơ thể hiến tặng để phục vụ khoa học. “Chúng tôi luôn làm tới cùng, thậm chí sẵn sàng ra tòa để giành được cơ thể bệnh nhân nếu cần thiết. Chúng tôi đã làm thế nhiều lần rồi,” More trao đổi với CNBC.
Dù không vướng phải bất cứ rào cản pháp lý nào, Alcor vẫn phải đối mặt với một số hạn chế về khoa học. Michio Kaku, giáo sư vât lý ở Đại học thành phố New York nhận định: “Phương pháp tái sinh không dựa trên bất cứ lập luận có thể kiểm chứng nào”. Dù đã có những thí nghiệm thành công về thụ tinh ống nghiệm với phôi đông lạnh ở động vật, nhưng vẫn chưa có bằng chứng để kết luận kết quả trên sẽ đúng với con người. Lý do là bởi sự cấu tạo phức tạp của bộ não con người với hơn 100 tỷ tế bào thần kinh.
Nhưng với More, Alcor chính là đang cho đi niềm hy vọng vào cuộc sống ở thế giới bên kia. “Tôi muốn thấy được tương lai. Niềm tin đó giúp tôi có thể bỏ qua tất cả những cái giá mà mình phải trả”.