Ông G. khá ngỡ ngàng, bởi vì ông tự thấy cơ thể mình chưa xuất hiện những dấu hiệu thông thường của bệnh tiểu đường như ăn nhiều nhưng sụt cân, đi tiểu nhiều lần, khát nước và uống nước nhiều, xuất hiện các vết thâm nám… Dấu hiệu khiến bác sĩ nghi ngờ chính là hiện tượng viêm nướu của ông.
Theo ThS. Phạm Quang Đạt (Bệnh viện nội tiết Trung ương), bệnh tiểu đường sẽ khiến hệ thống miễn dịch của chúng ta bị tổn thương, khó chống đỡ với sự tấn công của vi khuẩn. Địa bàn bị ảnh hưởng nặng nhất chính là lợi. Bệnh nhân dễ bị viêm nướu, viêm họng, nấm… Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng gây nên tình trạng suy giảm bài tiết nước bọt, làm người bệnh bị khô miệng. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến một… khoang miệng yếu ớt với các triệu chứng viêm loét, sâu răng, viên nướu răng, tưa miệng và đặc biệt là viêm nha chu. Hậu quả nặng nề của viêm nha chu là tụt lợi, mất răng. Ta nói, đái tháo đường rụng răng là bởi nguyên nhân này.
Vì thế, có thể nói, “chủ sở hữu” viêm nha chu cũng có thể đồng thời đang mắc bệnh tiểu đường typ 2. Viêm nha chu làm tăng mức đường huyết và giảm khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân. Viêm nha chu là chỉ tình trạng viêm ở lợi và phá hủy cấu trúc xương xung quanh răng. Đây cũng chính là một biến chứng của tiểu đường.
Viêm nha chu- tiểu đường, mối quan hệ hai chiều
Phát hiện và điều trị sớm cả bệnh tiểu đường và bệnh nha chu sẽ giúp bệnh nhân tránh được biến chứng nghiêm trọng cũng như có sức khỏe tốt hơn. Chỉ cần bạn kiểm soát được một bệnh là đã có thể cải thiện tình trạng của bệnh kia
Hiện nay trên thế giới, tiểu đường là bệnh không lây phổ biến nhất. Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới, đến năm 2030 con số này sẽ tăng lên 552 triệu người. Đáng nói là ước tính có tới 1/3 trong số đó không hề biết mình đã mắc bệnh. Những biến chứng của căn bệnh này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, khiến chất lượng sống suy giảm nghiêm trọng. Chả hạn như giảm thị lực, biến chứng võng mạc, viêm cầu thận, xơ vữa động mạch, cao huyết áp…
Nên đi khám răng khi nào?
Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý khám định kỳ cả với nha sĩ và bác sĩ điều trị tiểu đường.
Buổi sáng là thời điểm đường huyết thường được kiểm soát tốt nhất trong ngày. Đó chính là thời điểm bạn nên đi gặp nha sĩ. Ăn uống bình thường trước lần khám răng miệng này.
Bất cứ một viêm nhiễm nào ở khoang miệng, hãy chữa trị ngay. Những người mắc tiểu đường chăm sóc răng miệng tốt và kiểm soát tốt đường huyết thường không mắc các bệnh về răng nướu.