> Bộ Tài chính sẽ lập tổng cục giám sát doanh nghiệp
> Phê duyệt Đề án tái cơ cấu DNNN
Theo ông Bùi Văn Dũng, Trưởng Ban cải cách và phát triển doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư (Ciem), Viện đã nghiên cứu đề xuất 4 mô hình tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước với các doanh nghiệp.
Trong đó, mô hình lập một Ủy ban chuyên trách quản lý, giám sát DNNN, do một phó thủ tướng làm chủ tịch, sẽ khắc phục được tình trạng phân tán và chồng chéo, lấn sân và buông lỏng, bỏ trống trong thực hiện chức năng quản lý chủ sở hữu, khắc phục được sự lẫn lộn chức năng chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý trong DNNN như hiện nay.
Đặc biệt, đây không phải là cơ quan hành chính nhà nước, không thực hiện chức năng quản lý như các bộ ngành, UBND tỉnh, thành phố.
Khi thành lập, cơ quan này có trách nhiệm bảo đảm thẩm quyền quản lý, giám sát toàn diện và hiệu quả các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quy mô lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên nhiều địa bàn cũng như trong phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan. Dự kiến trong năm 2013 đề án này sẽ được trình Chính phủ.
Tính đến tháng 10-2011, cả nước còn 1.309 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, gồm các công ty mẹ và công ty con của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty 91 (253 DN), DNNN độc lập thuộc bộ (355 DN), UBND (701 DN).
Trong đó, 391 doanh nghiệp sản xuất cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; 20 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước; 62 công ty sổ xố kiến thiết và 594 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.