Đầy rẫy sai phạm tại dự án The Diamond Park
UBND TP. Hà Nội vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả thanh tra toàn diện dự án Khu nhà ở cho người thu nhập thấp (The Diamond Park) tại huyện Mê Linh, Hà Nội do Công ty cổ phần Tập đoàn Videc làm chủ đầu tư.
Tại Kết luận thanh tra, UBND TP. Hà Nội cho biết năm 2008, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chấp thuận giao Công ty CP Đầu tư thiết kế và xây dựng Việt Nam (nay là Công ty cổ phần Tập đoàn Videc) thực hiện dự án xây dựng nhà ở cho công nhân và người thu nhập thấp.
"Tuy tên gọi là Khu nhà ở cho người thu nhập thấp, nhưng quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đồng ý cho phép chủ đầu tư làm nhà liền kề, biệt thự", Kết luận thanh tra chỉ rõ.
Theo Kết luận thanh tra, qua xem xét hồ sơ, đoàn thanh tra liên ngành thành phố Hà Nội phát hiện sau khi huyện Mê Linh hợp nhất về Hà Nội, quá trình thực hiện dự án còn tồn tại một số hạn chế.
Cụ thể, đối với công tác giải phóng mặt bằng, dự án phải điều chỉnh phương án giải phóng mặt bằng đến thời điểm thanh tra đã giải phóng mặt bằng khoảng 95,6%. Quá trình giải phóng mặt bằng không niêm yết công khai, lấy ý kiến của các hộ dân có đất bị thu hồi... là chưa thực hiện đúng quy định.
Cụ thể, đối với công tác giải phóng mặt bằng, dự án phải điều chỉnh phương án giải phóng mặt bằng đến thời điểm thanh tra đã giải phóng mặt bằng khoảng 95,6%. Quá trình giải phóng mặt bằng không niêm yết công khai, lấy ý kiến của các hộ dân có đất bị thu hồi... là chưa thực hiện đúng quy định.
Lý do là Ban quản lý các khu đô thị mới Hà Nội không được giao quản lý dự án nên chủ đầu tư đã thi công một số hạng mục, công trình hạ tầng trước khi được thành phố Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 và chấp thuận đầu tư. Quá trình thi công không có sự giám sát của UBND huyện Mê Linh.
Cùng với đó, việc chủ đầu tư ký 74 hợp đồng huy động vốn thời điểm năm 2010 là chưa đúng quy định; việc chủ đầu tư ký 87 hợp đồng mua bán với các hộ năm 2017, 2018 khi chưa điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư là chưa thực hiện đúng hướng dẫn của Sở xây dựng.
Trước đây tỉnh Vĩnh Phúc xác định tiền sử dụng đất không chính xác, tuy nhiên sau khi hợp nhất, do các quy hoạch sử dụng đất và chi phí giải phóng mặt bằng đã có sự thay đổi nên đoàn liên ngành không tính lại tiền sử dụng đất.
Ngoài ra, dự án The Diamond Park chậm tiến độ không chỉ do nguyên nhân khách quan, mà có lý do chủ quan. Đó là chủ đầu tư lập nhiệm vụ, đồ án chưa đảm bảo chất lượng phải chỉnh sửa bổ sung 2 lần và việc nộp nhiệm vụ quy hoạch chậm trên 1 tháng là quá thời hạn quy định.
Giai đoạn phê duyệt chủ trương đầu tư, Vĩnh Phúc thẩm định năng lực tài chính chủ đầu tư với vốn chủ sở hữu 20 tỷ đồng vào năm 2007, đủ đảm bảo theo quy định với tổng mức đầu tư hơn 73 tỷ đồng. Tuy nhiên, giai đoạn cho phép đầu tư, do thay đổi nội dung đầu tư nên tổng mức đầu tư giai đoạn 1 tăng lên 134 tỷ. Nhưng các sở ngành tham mưu của Vĩnh Phúc không thẩm định lại năng lực tài chính của chủ đầu tư. Giai đoạn UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho phép đầu tư, chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính vì vốn chủ sở hữu là 20 tỷ đồng, nhỏ hơn 20% tổng mức đầu tư là 134 tỷ đồng.
Cùng với đó, việc chủ đầu tư ký 74 hợp đồng huy động vốn thời điểm năm 2010 là chưa đúng quy định; việc chủ đầu tư ký 87 hợp đồng mua bán với các hộ năm 2017, 2018 khi chưa điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư là chưa thực hiện đúng hướng dẫn của Sở xây dựng.
Trước đây tỉnh Vĩnh Phúc xác định tiền sử dụng đất không chính xác, tuy nhiên sau khi hợp nhất, do các quy hoạch sử dụng đất và chi phí giải phóng mặt bằng đã có sự thay đổi nên đoàn liên ngành không tính lại tiền sử dụng đất.
Ngoài ra, dự án The Diamond Park chậm tiến độ không chỉ do nguyên nhân khách quan, mà có lý do chủ quan. Đó là chủ đầu tư lập nhiệm vụ, đồ án chưa đảm bảo chất lượng phải chỉnh sửa bổ sung 2 lần và việc nộp nhiệm vụ quy hoạch chậm trên 1 tháng là quá thời hạn quy định.
Giai đoạn phê duyệt chủ trương đầu tư, Vĩnh Phúc thẩm định năng lực tài chính chủ đầu tư với vốn chủ sở hữu 20 tỷ đồng vào năm 2007, đủ đảm bảo theo quy định với tổng mức đầu tư hơn 73 tỷ đồng. Tuy nhiên, giai đoạn cho phép đầu tư, do thay đổi nội dung đầu tư nên tổng mức đầu tư giai đoạn 1 tăng lên 134 tỷ. Nhưng các sở ngành tham mưu của Vĩnh Phúc không thẩm định lại năng lực tài chính của chủ đầu tư. Giai đoạn UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho phép đầu tư, chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính vì vốn chủ sở hữu là 20 tỷ đồng, nhỏ hơn 20% tổng mức đầu tư là 134 tỷ đồng.
Duyệt ‘siêu’ dự án, cơ quan chức năng bỏ qua loạt quy định
Cũng tại kết luận thanh tra, không chỉ lộ loạt sai phạm của chủ đầu tư, UBND TP. Hà Nội đã có kết luận nội dung sai phạm của các sở ngành thuộc Vĩnh Phúc như phê duyệt dự án, phê duyệt quy hoạch, chỉ định chủ đầu tư, năng lực chủ đầu tư,... Do đó, UBND thành phố Hà Nội cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc rà soát thủ tục đầu tư xây dựng dự án trước ngày 1/8/2008.
Trong văn bản báo cáo Thủ tướng, UBND TP. Hà Nội đã yêu cầu Công ty cổ phân Tập đoàn Videc nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với các sai phạm kể trên; tổ chức khắc phục sai phạm, chấp hành việc xử lý hành chính của các cơ quan nhà nước.
Đồng thời, yêu cầu UBND huyện Mê Linh nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc để xảy ra sai phạm, tồn tại trong công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng dự án.
Đồng thời, yêu cầu UBND huyện Mê Linh nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc để xảy ra sai phạm, tồn tại trong công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng dự án.
Trước đó, liên quan đến những phản ánh sai phạm tại dự án The Diamond Park, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND TP. Hà Nội chỉ đạo thanh tra toàn diện dự án trên. Đồng thời có Kết luận đầy đủ, chính xác, khách quan về từng nội dung liên quan đến Dự án và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Như Báo Tiền Phong đã phản ánh, dự án The Diamond Park do Công ty cổ phần Tập đoàn Videc làm chủ đầu tư được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tháng 7/2008 với diện tích gần 14,5 ha. Đến tháng 3/2017, dự án được UBND TP Hà Nội (từ năm 2008, huyện Mê Linh sáp nhập về Hà Nội) ký quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500. Theo đó, quy mô diện tích đất thay đổi từ 14,5 ha lên 16,8 ha.
Thời điểm được phê duyệt, dự án The Diamond Park được kỳ vọng sẽ giúp hàng nghìn công nhân ở các khu công nghiệp, cũng như các đối tượng chính sách xã hội tại đây có những ngôi nhà hiện đại, giá rẻ. Tuy nhiên, điều đáng nói, một dự án nhà thu nhập thấp được hưởng các ưu đãi từ Nhà nước, nhưng kể từ khi phê duyệt đến nay đã hơn 10 năm dự án nhà thu nhập thấp vẫn chưa thấy đâu, trong khi đó chủ đầu tư lại lo phân lô, bán nền biệt thự, nhà liền kề để bán kiếm lời.
Theo thông báo của Chi cục thuế huyện Mê Linh, đến nay chủ đầu tư dự án mới chỉ nộp 12 tỷ đồng tiền sử dụng đất khu thương mại. Trong khi đó, theo xác nhận của ông Nguyễn Quốc Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Videc phần lớn diện tích biệt thự, nhà liền kề gồm 120 lô biệt thự và 219 lô nhà ở liền kề đã bán gần hết. Ước tính số tiền thu lại cả nghìn tỷ đồng.
Sở Xây dựng Hà Nội trước đó cho biết, dự án Diamond Park là khu nhà ở hỗn hợp có nhà ở thương mại và NƠXH. Trong đó, phần diện tích 17.000 m2 là để xây dựng NƠXH và được hưởng các chế độ ưu đãi, còn công trình nhà ở liền kề, nhà ở biệt thự thì vẫn phải theo các quy định của nhà ở thương mại.