Châu Á nóng bỏng cuộc chạy đua vũ trang

TPO - Năm qua, 5 nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Hàn Quốc, Singapore đều nằm ở châu Á. Con số này cho thấy cuộc chạy đua vũ trang ở châu lục này đang nóng hơn bao giờ hết.

Châu Á nóng bỏng cuộc chạy đua vũ trang

> 10 năm chiến tranh Iraq qua 10 bức ảnh chấn động thế giới

> Triều Tiên tung clip dội bão lửa vào Mỹ 

  TPO - Năm qua, 5 nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Hàn Quốc, Singapore đều nằm ở châu Á. Con số này cho thấy cuộc chạy đua vũ trang ở châu lục này đang nóng hơn bao giờ hết.

 

Lợi cả đôi đường

Theo hãng thông tấn Đức Deutsche Welle, số liệu nghiên cứu của Viện nghiên cứu hòa bình thế giới Stockholm (SIPRI) cho thấy, 55% lượng vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc được nhập vào Pakistan. Phía Pakistan cho rằng Mỹ là “đối tác không tin cậy”, chính vì vậy, Trung Quốc đã thay thế Mỹ và trở thành nước cung cấp vũ khí lớn nhất cho Pakistan. Và đối với Trung Quốc, cung cấp vũ khí cho Pakistan, vừa có thể đạt được mục đích khống chế Ấn Độ, vừa lại giành được con đường tiến vào khu vực vùng Vịnh có ý nghĩa quan trọng về mặt chiến lược.

Bản tin của hãng Deutsche Welle còn chỉ ra rằng, sự hiện đại hóa của ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc đã “giúp ích” được cho nhiều nước, vì Mỹ từ chối việc chia sẻ các công nghệ quan trọng với các nước đồng minh của mình. Đơn cử như Pakistan, mặc dù Mỹ không chia sẻ với quốc gia này công nghệ sản xuất máy bay không người lái, nhưng chắc chắn Trung Quốc sẽ lấp được chỗ trống này.

Chạy đua quân sự ở châu Á

Những nghiên cứu mới đây cho thấy cuộc chạy đua quân sự ở châu Á đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là khu vực này tồn tại nhiều mối xung đột có thể khai hỏa bất cứ lúc nào. Sức mạnh kinh tế và độ ảnh hưởng của nhiều nước châu Á tăng lên đã khiến cho lợi ích quốc gia của những nước này không ngừng gia tăng, thôi thúc chính phủ các nước khởi động hàng loạt dự án mua sắm vũ khí để bảo vệ phạm vi thế lực cho mình.

Hãng Deutsche Welle chỉ ra rằng, hoạt động thương mại mua sắm vũ khí ở châu Á xuất hiện hai xu thế đặc biệt thu hút sự chú ý của các nước phương Tây. Thứ nhất, kể từ sau Chiến tranh lạnh, lần đầu tiên bảng xếp hạng 5 nước đứng đầu về xuất khẩu vũ khí có sự thay đổi, Trung Quốc đã thay thế Anh và trở thành nước đứng thứ 5 về xuất khẩu vũ khí. Thứ hai, năm 2012, lần đầu tiên ngân sách chi cho quốc phòng của châu Á vượt EU. Tuần trước, Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế của Anh (IISS) đã công bố bản báo cáo hàng năm có tên gọi Cân bằng quân sự nói rằng, “sức mạnh quân sự toàn cầu đang tiếp tục dịch chuyển”. Cùng với đó, bán báo cáo về Xu thế thương mại quân sự quốc tế do SIPRI công bố ngày 18-3 cũng chỉ ra rằng, sự cân bằng quân sự đang dịch chuyển sang châu Á rất rõ nét.

 

Theo báo cáo của SIPRI, 5 năm vừa qua, 5 nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới đều là các nước châu Á, lần lượt gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Hàn Quốc và Singapore. Ông Siemon Wezeman - Chuyên gia phụ trách các vấn đề châu Á của SIPRI cho rằng, nguyên nhân khiến hoạt động nhập khẩu vũ khí của các nước châu Á diễn ra rất sôi động là do “châu Á tồn tại rất nhiều mối đe dọa”. Ông Siemon Wezeman chỉ ra rằng khu vực này tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chính vì thế cục diện ở hầu hết các khu vực trong châu Á rất không rõ ràng - Ấn Độ - Pakistan kình địch nhau, mối đe dọa từ phía Bắc bán đảo Triều Tiên nghiêm trọng hơn bao giờ hết, tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông và biển Hoa Đông diễn ra rất gay gắt…

Tuy nhiên, SIPRI chỉ ra rằng, các dự án mua sắm vũ khí đắt đỏ sẽ không thể giúp châu Á trở nên an toàn hơn. “Tại khu vực Đông Á thiếu cơ chế kiện toàn về mặt an ninh, mua sắm các hệ thống quân sự hiện đại sẽ làm tăng thêm rủi ro xảy ra xung đột và khiến xung đột leo thang”. Theo ông Siemon Wezeman, ngoài cục diện địa chính trị không an toàn, môi trường kinh tế cugnx có vai trò rất quan trọng, sự tăng trưởng kinh tế đã thôi thúc các nước đặt việc mua sắm vũ khí lên vị trí hàng đầu”.

Sở dĩ ngân sách chi cho quốc phòng của châu Á vượt châu Âu là do châu Á tăng ngân sách chi cho quốc phòng, trong khi đó châu Âu lại cắt giảm ngân sách cho lĩnh vực này. Theo báo cáo của IISS, trong vài năm tới, xu thế này vẫn sẽ tiếp tục duy trì ở Bắc Mỹ và châu Âu – kinh tế hai khu vực này vẫn không có gì khởi sắc, chính vì thế sẽ cắt giảm ngân sách chi cho quốc phòng, còn ở châu Á, nguồn ngân sách này tiếp tục tăng lên. Tại châu Á (bao gồm Australia), nguồn ngân sách này chiếm 19,9% tổng ngân sách quốc phòng toàn cầu, trong khi châu Âu chiếm 17,6%, Bắc Mỹ chiếm 42%.

Sở dĩ Trung Quốc có thể trở thành nước xuất khẩu vũ khí thứ 5 thế giới – chiếm 5% kim ngạch thương mại quân sự toàn cầu (mậu dịch quân sự toàn cầu vẫn do Mỹ, Nga đóng vai trò chủ đạo) là do các dự án mua sắm vũ khí của Pakistan phát huy vai trò quan trọng. 55% lượng vũ khí của Trung Quốc được xuất sang Pakistan. Ông Siemon Wezeman cho rằng, do ngành công nghiệp quân sự của các nước châu Á – trừ Trung Quốc – không phát triển, hầu hết phải dựa vào hoạt động nhập khẩu vũ khí. Trong 5 năm qua, vũ khí Nga chủ yếu được xuất sang Ấn Độ, quốc gia Nam Á này đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.

Ông Siemon Wezeman cũng nói thêm rằng, các nước châu Á này không những hiện đại hóa cho lực lượng vũ trang của mình mà còn mở rộng quy mô lực lượng, đặc biệt chú trọng lực lượng không quân và hải quân. Theo báo cáo của IISS, “việc Trung Quốc ngày càng độc lập trong các hoạt động phát triển công nghệ quân sự hiện đại đã “thay máu” cho lực lượng quân giải phóng Trung Quốc”. Ví dụ, việc phát triển hàng không mẫu hạm “Liêu Ninh” đầu tiên và tàu khu trục loại mới 0562D của Trung Quốc cho thấy, khả năng tác chiến của triển hàng không mẫu hạm “Liêu Ninh” vẫn rất có hạn, nhưng chắc chắn tàu khu trục loại mới 0562D sẽ nâng cao khả năng tác chiến trên biển cho Trung Quốc. Điều này cho thấy Trung Quốc đang gấp rút hiện đại hóa lực lượng hải quân cho mình.

Tuy nhiên, SIPRI cũng chỉ ra rằng, hệ thống vũ khí loại mới của Trung Quốc vẫn còn đang lệ thuộc rất lớn vào linh kiện nhập khẩu. Ví dụ mẫu hạm của Trung Quốc là sự cải tiến dựa trên cơ sở công nghệ của mẫu hạm Varyag do Nga chế tạo, hay loại máy bay chiến đấu quan trọng nhất của Trung Quốc là J-10 và J-11 thì được lắp đặt động cơ AL-31FN nhập khẩu từ Nga.

Huy Long (tổng hợp)

Theo Đăng lại