Nhà môi trường học và sinh vật hải dương học Darrell Blatchley cho biết, chú cá voi này đang ở độ tuổi “ thanh niên”. Trước khi chết, chú có dấu hiệu bị mất nước, đói và nôn ra máu.
Blatchley hiện là chủ tịch và người sáng lập Bảo tàng sưu tập D’Bone, một bảo tàng lịch sử thiên nhiên tại thành phố Davao, Philippines. Ông cho biết, nhóm của ông đã phát hiện ra thi thể của chú cá voi này hôm thứ Sáu tại Mabini, thung lũng Compostela.
Ông Blatchley cho biết, chú cá voi này đã chết vì nuốt vào bụng hơn 40 kg các loại túi nilon vào bụng gồm 16 bao tải gạo, vỏ ngũ cốc và các loại nhựa tổng hợp.
Theo giải thích của ông Blatchley, các loài động vật có vú sống dưới nước như cá voi và cá heo không uống nước biển mà chúng lấy nước từ thức ăn mà chúng ăn. Khi chú cá voi này không thể ăn được một lượng lớn thức ăn do trong bụng đầy túi nilon, nó chết vì bị thiếu nước và đói.
Trong một tuyên bố của bảo tàng sưu tập D’Bone, phần lớn những túi nilon mà nhóm của Blatchley tìm thấy trong bụng của chú cá voi là túi rác thải.
Qua vụ việc này, nhóm của ông Blatchley đã kêu gọi các chính phủ hãy hành động chống lại việc tiếp tục coi đại dương là bãi đổ chất thải.
“ Hàng trăm ngàn chú cá voi, cá heo, hải cẩu, rùa biển đang bị giết chết hàng năm vì ô nhiễm chất thải nhựa, trong đó có việc sử dụng loại túi nilon dùng một lần và các chất nhựa bị cấm trong ngư nghiệp”, ông Peter Kemple Hardy, một nhà vận động của chương trình Bảo vệ động vật thế giới, cho biết.
Ông Mark Simmond, nhà khoa học cao cấp tại tổ chức nhân đạo quốc tế, cho biết, vụ việc này một lần nữa cho thấy việc đối xử tàn bạo của con người đối với các loài sinh vật biển. Ông cảnh báo, cuộc khủng hoảng này vẫn còn tiếp diễn trong sự thờ ơ và thiếu hiểu biết của con người trừ khi các loài động vật biển như chú cá voi này được khám nghiệm và cứu sống.