Bóng đá Thái và Việt trong mắt Kiatisuk

TP - Kiatisuk Senamuang đem vợ con qua TPHCM để đá trận giao hữu từ thiện giữa cựu tuyển thủ Thái Lan và cựu tuyển thủ TPHCM. Chúng tôi gặp anh một đêm ở khách sạn Bel Ami (TPHCM).

> Bóng đá Việt đá giao hữu chờ... giải mới!
> Tuyển VN: Chuyện nhỏ mà không nhỏ

Kiatisuk giờ là đương kim HLV trưởng đội tuyển U23 Thái Lan. Anh chọn các trợ lý cho mình là những cầu thủ thân thuộc cùng thế hệ vàng bóng đá Thái Lan như Tawan Sripan, Surachai Jatupatarapong, Sarawut Kumbua và Krairung Treejaksang. Thời gian anh làm toàn phần ở đội. Vợ anh, chị Asarapha, coi sóc công ty nên khá bận.

Kiatisuk nói: “Tôi hiểu áp lực rất lớn khi nhận nhiệm vụ dẫn dắt U23 Thái Lan nhưng tôi không ngại điều đó. Cầu thủ nào muốn được gọi vào đội tuyển thì phải phấn đấu hết mình ở CLB. U23 Thái Lan đang có một đội hình tốt nhất khi tập trung từ nhiều cầu thủ chơi rất thành công ở các đội bóng trong nước”.

Người Thái đang làm rất dứt khoát với việc tuyển chọn HLV trưởng. Kiatisuk rất ngạc nhiên khi biết, các cầu thủ cùng thời với anh ở Việt Nam như Huỳnh Đức, Hữu Thắng… đều khéo léo từ chối chức danh HLV đội tuyển VN. Phải đến cuối cùng, VFF mới tìm được HLV, nhưng lại chỉ làm tạm quyền trong hai trận đấu vòng loại Asian Cup 2015.

Kiatisuk hy vọng bóng đá Thái Lan và Việt Nam sẽ tăng cường giao lưu và ?hợp tác ?để cùng tiến bộ trong tương lai: “5 năm qua, thời gian không phải dài, tôi mới trở lại Việt Nam - quê hương thứ hai của tôi. Bây giờ, mọi thứ với tôi lại rất khác thời gian đầu tôi đến Việt Nam.

Cách đây 2, 3 năm thôi, chính nhiều cầu thủ Thái Lan khi về nước gặp tôi đã nói với sự ngạc nhiên: “Không hiểu sao mà các ông bầu bóng đá Việt Nam giàu thế. Họ đổ từng đống tiền vào bóng đá dù không thấy sinh lợi nhuận. Họ mua cầu thủ nhiều khi không cần cân nhắc tiền bạc, trong khi đời sống của phần lớn người dân Việt còn khó khăn”.

Bóng đá Thái Lan cũng trải qua những ngày sóng gió?ở hậu trường Liên đoàn bóng đá Thái (FAT). Theo những cáo buộc gửi lên Ủy ban chống tham nhũng, FAT đã có vi phạm trốn thuế?và thành lập công ty Thai Premier League để?trục lợi.

Như chủ tịch FAT Maduki từng nhiều lần bị tố tham nhũng trong suốt nhiều năm điều hành bóng đá Thái Lan. Nó dẫn đến việc bóng đá Thái Lan từ vị trí số 1 khu vực đang tụt hậu lại trong 3 năm gần đây.

Còn bóng đá Việt Nam mấy năm qua vẫn bị chê là nghiệp dư, lĩnh lương cao. Từ thành tích kém cỏi tầm đội tuyển, các ông bầu bất phục với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF), rồi thành lập công ty cổ phần bóng đá VPF.

Từ ý tưởng manh nha thành lập riêng giải đấu tách khỏi hệ thống thi đấu của VFF, VPF đứng ra chịu trách nhiệm điều hành cả giải chuyên nghiệp thay cho lãnh đạo Liên đoàn.

Kiatisuk chia sẻ, anh ở vai trò cầu thủ thì rất tốt, với nhiều cúp vô địch, nhưng khi chuyển qua làm HLV thì lại chưa gặt hái được nhiều thành tích, ví dụ như ở HAGL.

“Chúng ta hãy nhìn các giải bóng đá lớn trên thế giới, và tự đặt câu hỏi tại sao mỗi khi đội bóng thua, thậm chí xuống hạng, họ vẫn không bị khán giả quay lưng? Tôi nghĩ, đó là vấn đề chung của bóng đá Việt Nam và Thái Lan”.

“Với Asian Cup thì chắc chắn đó phải là một đội tuyển thực thụ với thành phần tinh túy nhất của bóng đá Thái Lan. Đó là giải đấu lớn cấp châu Á, không phải là sân chơi cho lớp trẻ tập bắn”.

Còn ĐTVN, sau khi lọt vào tứ kết năm 2007, bây giờ chỉ là mang ĐT đi đá cho vui! Lại nhớ đến các sự kiện vừa qua của bóng đá Việt Nam, có những người mang trách nhiệm của một nền bóng đá nhưng lại không vì bóng đá Việt Nam mà chỉ dựa vào đấy cho những hoạt động của mình trước Đại hội bóng đá Nhiệm kỳ VII.

“Bóng đá Thái Lan sau thời hoàng kim là rơi vào khủng hoảng, cả Việt Nam cũng thế. Tôi cho rằng cả 2 nước có khủng hoảng khác nhau, nhưng tôi tin mọi thứ sẽ đi lên trong tương lai không xa” - Kiatisuk nói.

Theo Báo giấy