Theo nguồn tin của Bloomberg, Mỹ vẫn chưa đưa Việt Nam vào danh sách những nước thao túng tiền tệ. Vài tuần gần đây, Việt Nam đã cung cấp bổ sung những thông tin cho Bộ Tài chính Mỹ để khẳng định "Việt Nam không hạ giá tiền đồng".
Đồng thời, Việt Nam cũng đã cử một quan chức hàng đầu gặp Bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin hôm 23/5. Sau cuộc gặp, ông Mnuchin đã đăng ảnh chụp cùng Phó thủ tướng Phạm Bình Minh lên mạng xã hội và nói rằng hai bên đã bàn luận về "kinh tế và quan hệ thương mại".
Đồng thời, Việt Nam cũng đã cử một quan chức hàng đầu gặp Bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin hôm 23/5. Sau cuộc gặp, ông Mnuchin đã đăng ảnh chụp cùng Phó thủ tướng Phạm Bình Minh lên mạng xã hội và nói rằng hai bên đã bàn luận về "kinh tế và quan hệ thương mại".
Bộ Tài chính Mỹ phát hành báo cáo hai lần mỗi năm về ngoại tệ. Trong báo cáo gần nhất, số lượng quốc gia bị xem xét về khả năng thao túng tiền tệ được tăng từ 12 lên 20 sau khi cơ quan này thay đổi một trong ba tiêu chí sử dụng để đánh giá sự thao túng. Trước đó, một trong những yếu tố khiến Bộ Tài chính Mỹ chú ý để kiểm tra thao túng là thặng dư tài khoản vãng lai – chênh lệch giữa số tiền một quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu – khoảng 3% GDP. Hiện tiêu chí này được giảm xuống còn 2%.
Theo kế hoạch, Quốc hội Mỹ sẽ thông qua báo cáo của Bộ Tài Chính vào tháng 4. Ông Mnuchin đã hoàn thành báo cáo và nộp cho Nhà Trắng từ đầu tháng 4. Tuy nhiên, báo cáo này đã bị trì hoãn và chưa rõ ngày công bố.
Chính sách tiền tệ đã nổi lên là công cụ mới nhất của Trump nhằm đẩy mạnh việc thiết lập lại các quy tắc giao dịch toàn cầu mà theo ông đã làm tổn thương các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ. Ông đã biến chính sách ngoại hối trở thành một phần quan trọng trong thoả thuận thương mại với Mexico, Canada, Hàn Quốc và dự kiến cũng là một mảnh ghép trong thoả thuận với Trung Quốc.
Giữa tuần này, Chính quyền Trump cũng thông báo tập trung vào ngoại hối, đề xuất tăng thuế với hàng hoá từ các quốc gia bị phát hiện thao túng tiền tệ.
Theo Theo VnExpress