So với huyết áp trung bình là 120/80mmHg thì người bị huyết áp thấp có số huyết áp tối đa thấp hơn 100mmHg. Phổ biến là thấp hơn 90/60mmHg.
Những biểu hiện khi bị tụt huyết áp
- Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, vã mồ hôi là những biểu hiện đầu tiên của bệnh tụt huyết áp.
- Thời tiết nóng bức dễ gây tụt huyết áp nhất.
- Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như suy tim độ 3, 4 cũng thường có huyết áp thấp.
- Sốt xuất huyết kèm theo nhiệt độ cao, tiêu chảy mất nước cũng gây tụt huyết áp.
- Hoạt động thể lực dưới thời tiết nóng bức, hay nhiệt độ đột ngột thay đổi đều có thể làm tụt huyết áp.
- Người có tuổi cần thận trọng khi đang được điều trị bằng thuốc tăng huyết áp mà có triệu chứng hoa mắt, choáng váng khi đứng lên ngồi xuống.
Bí quyết phòng tránh tụt huyết áp
- Huyết áp thấp không nên dùng thức ăn lợi tiểu như: rau cải, râu ngô, dưa hấu, bí ngô…
- Tắm nước nóng khi huyết áp thấp để tăng cường lưu thông máu và tắm trong thời gian ngắn.
- Khi thay đổi tư thế người bị huyết áp thấp phải ngồi dậy hoặc đứng lên từ từ tránh tình trạng hoa mắt, chóng mặt.
- Khi ngủ chân nên kê cao và gối đầu thấp.
- Nên ăn đủ chất dinh dưỡng và ăn mặn hơn người bình thường một chút.
- Nên uống trà sâm, trà gừng, cà phê… những loại nước này có tác dụng nâng huyết áp.
- Nên vận động rèn luyện thể lực bằng các môn thể thao như: tập bơi, đi bộ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền.
- Một số người huyết áp trong giới hạn thấp của bình thường (huyết áp 90/60 mmHg) hay than phiền rằng họ làm việc nhanh mệt mỏi, hay buồn ngủ. Những người này có thể uống một số loại trà sâm hằng ngày vào buổi sáng sẽ giúp huyết áp ổn định hơn trong ngày. Tuy nhiên, nên đo lại huyết áp sau 2-3 tuần vì huyết áp có thể tăng sau một thời gian dài dùng sâm.