Bí quyết cải thiện sự tập trung
Và các bước dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện sự tập trung.
1. Lựa chọn môi trường
Môi trường đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện sự tập trung của bạn. Môi trường thoải mái và yên tĩnh giúp bạn dễ dàng tập trung cao độ khi làm việc. Khi lựa chọn môi trường, càng ít phiền nhiễu xung quanh thì bạn càng tập trung làm việc tốt hơn.
2. Kiểm soát suy nghĩ
Bí kíp đạt được sự tập trung là không để tâm trí bạn sao nhãng đến những suy nghĩ bất chợt khác. Khi những ý nghĩ khác len lỏi vào tâm trí, bạn không quan tâm tới chúng và chủ động tập trung vào công việc cần hoàn thành.
3. Lập kế hoạch làm việc
Bạn nên lập kế hoạch để hoàn thành công việc. Hãy phân bổ thời gian hợp lý đối với những việc quan trọng, đồng thời duy trì thời gian nghỉ ngơi.
4. Tránh bi quan
Bạn không nên cho rằng mình không thể tập trung được; điều đó sẽ khiến bạn khó tập trung hơn vì bạn có thể buộc tâm trí mình tập trung và chú ý trong một thời gian ngắn.
5. Tránh chồng chéo công việc
Công việc chồng chéo khiến bạn không thể tập trung xử lý từng việc một. Bạn hãy chú tâm hoàn thiện từng việc trước khi chuyển sang công việc khác.
6. Giảm tiếng ồn
Giảm tiếng ồn là rất quan trọng vì bạn không thể tập trung với đầy dãy tiếng ồn xung quanh. Cho dù là tín hiệu thư điện tử, nhận và trả lời tin nhắn,.. cũng sẽ làm gián đoạn sự tập trung của bạn.
7. Chế độ ăn và tập luyện
Sự tập trung phụ thuộc phần lớn chế độ ăn cân bằng và kế hoạch tập luyện. Thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể gây mệt mỏi và thờ ơ với công việc. Hãy đảm bảo sự tập trung của bạn nhờ chế độ ăn dồi dào quả hạch và trái cây chứa vitamin E, và tuân thủ lịch tập luyện đều đặn.
8. Nắm bắt công việc
Sẽ khó tập trung làm việc nếu bạn không hiểu rõ nhiệm vụ phải làm hoặc thấy nhiệm vụ đó quá rối ren. Mỗi khi thấy công việc khó khăn, đầu óc thường tìm kiếm những điều dễ thực hiện hơn, do vậy bạn hãy cố gắng vạch ra cái nhìn tổng quan, đưa ra khái niệm và mô hình cơ bản trước khi thực hiện một nhiệm vụ.
9. Chiến thắng sự trì hoãn
Sự trì hoãn hình thành khi bạn không thể tập trung và muốn gác lại công việc. Tuy nhiên, bạn không nên trì hoãn công việc, hãy quyết tâm làm việc cho đến khi công việc nặng nề đã hoàn thành.
10. Phát hiện thời điểm tập trung cao độ
Mọi người đều có những thời điểm tập trung cao độ trong cả ngày, tuy nhiên, “thời điểm vàng” của mỗi người rất khác nhau. Bạn hãy tìm hiểu thời điểm vàng của mình và sử dụng khéo léo để gói gọn những công việc phức tạp.
11. Lạc quan
Bất cứ khi nào bạn cần tập trung, hãy thuyết phục bản thân rằng bạn có thể tập trung được và điều này giúp bạn dễ dàng thể hiện tài năng của mình.
12. Phân chia công việc
Những công việc không rõ thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc sẽ cản trở sự tập trung của bạn. Nếu bạn có một dự án lớn cần phải làm, hãy tập trung xác định lộ trình cụ thể để bắt tay vào giải quyết công việc.
13. Tập luyện sự tập trung
Luyện tập phục hồi sự mất tập trung bằng cách cải thiện sự kết hợp giữa thể chất và tinh thần. Việc tập trung liên quan chặt chẽ với các bài tập duy trì trí nhớ như đảo đồng xu, đảo ghế - giúp cải thiện sự tập trung của bạn.
14. Ngồi thiền
Ngồi thiền không phải là phương pháp điều trị, nhưng nếu tập luyện bền bỉ và học cách kiểm soát tinh thần, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt và cải thiện dần dần sự tập trung của bạn.
15. Thực hiện từng bước
Rèn luyện bản thân cũng như sử dụng thời gian hiệu quả là rất quan trọng. Bạn nên bắt đầu từ việc nhỏ, nhưng cần kiên trì nếu bạn không dễ tập trung.
16. Rèn luyện não bộ
Để cải thiện sự tập trung, bạn cần rèn luyện não bộ. Khi bạn không thể tập trung vào một chủ đề trong vài giây, nhưng nếu kiên trì, bạn có thể tập trung suy nghĩ về một thứ gì đó trong khoảng thời gian lâu hơn.
17. Xác định hạn chót
Hãy xác định hạn chót công việc khi bạn muốn tăng cường sự tập trung. Hạn chót khiến bạn dễ dàng gác lại những việc riêng và tăng tốc cho thời gian làm việc của bạn.
18. Ngủ đủ
Bạn hãy cố định thời gian đi ngủ. Sự nhàm chán, mệt mỏi và ngủ đêm không đủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất tập trung.
19. Tiến bộ dần dần
Nếu bạn cảm thấy rất khó tập trung, mỗi tuần hãy tạo ra một số cải thiện nhỏ. Nếu bạn bị phân tâm mất nửa thời gian, mỗi tuần hãy cố gắng để thời gian bị phân tâm ít hơn.
20. Kiểm soát nhu cầu
Hãy chắc chắn là bạn đã sắp xếp mọi nhu cầu trước khi bắt đầu một công việc. Điều này giúp bạn tránh bị phân tâm không cần thiết và làm việc tập trung.
Để tâm vào công việc là một yêu cầu trong bất kỳ trường hợp nào, kết hợp thái độ tích cực sẽ tạo ra sự khác biệt thực sự. Khi bạn cảm thấy yêu thích công việc, hiểu rõ công việc, bạn sẽ muốn tập trung để giải quyết công việc nhanh và tốt hơn.
Minh Châu
Theo HMU