BĐS tỉnh lẻ nào là tâm điểm trên thị trường đầu tư

“Tắc nghẽn” trong việc chấp thuận chủ trương đầu tư đã khiến nhiều dự án bất động sản tại Hà Nội “giậm chân tại chỗ” trong thời gian qua. Với diễn biến này cùng sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của thị trường tỉnh lẻ, xu hướng đầu tư bất động sản dần dịch chuyển và tăng trưởng nhanh tại các thị trường này là điều tất yếu...
Với tốc độ phát triển vượt bậc, xu hướng dịch chuyển BĐS sang các tỉnh lẻ là tất yếu

BĐS tỉnh lẻ sẽ soán ngôi trong năm 2019

Theo báo cáo của Savills Việt Nam, trong quý 1/2019, Hà Nội có khoảng 9.700 căn hộ được tung mới ra thị trường, giảm 36% so với cùng kỳ. Trong đó, giao dịch thành công đạt khoảng 3.200 sản phẩm. Các dự án mới không nhiều, hầu hết nguồn cung đến từ các dự án đã được mở bán từ các năm trước. Nguyên nhân là do nghiêm ngặt trong chủ chương chấp thuận đầu tư, khó khăn từ dòng vốn tín dụng, giá đất bị đẩy cao và quỹ đất nội đô ngày càng hạn hẹp...

Trong khi thị trường BĐS Hà Nội ngày càng khan hiếm về nguồn cung mới thì “tâm điểm” đầu tư lại thuộc về một số tỉnh thành lân cận thủ đô, đặc biệt là những khu vực đang trong thời kỳ phát triển kinh tế, công nghiệp và đô thị hóa mạnh mẽ.

Ghi nhận thực tế, trong thời gian gần đây dòng tiền đầu tư đang có xu hướng chuyển dịch từ trung tâm thủ đô về các tỉnh thành phát triển, có tiềm năng khai thác kinh doanh, thương mại và du lịch như Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên. Đây đều là những tỉnh thành có tốc độ tăng trưởng kinh tế - chính trị - văn hóa và xã hội luôn duy trì ở mức cao và được đánh giá là có nhiều tiềm năng đầu tư khai thác. Điều này được minh chứng bởi sự quy tụ của các ông lớn ngành địa ốc như Vingroup, Đất Xanh Group, Sun Group, FLC… liên tục rót vốn vào những thị trường này thời gian qua. Nếu Bắc Ninh, Bắc Giang hay Vĩnh Phúc thu hút giới đầu tư chủ yếu bởi bất động sản gần khu công nghiệp, thì thị trường Hải Phòng và Quảng Ninh lại chiếm ưu thế với phân khúc đất nền khu đô thị, tổ hợp kinh doanh thương mại hay bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Như vậy, với diễn biến có thể nói là tích cực trong 2 Quý đầu năm 2019, thì thị trường bất động tại các khu vực vùng ven vẫn được dự đoán có tín hiệu tốt và trên đà tăng trưởng, đặc biệt là bất động sản tại các tỉnh thành có thế mạnh du lịch và tốc độ phát triển trung bình 13%/năm như Quảng Ninh.

Bất động sản Quảng Ninh chiếm vị thế “ngôi vương” tại miền Bắc

Quảng Ninh là thị trường bất động sản có sức nóng khá đồng đều ở nhiều khu vực. Sức nóng nhà đất Quảng Ninh tập trung ở 3 khu vực chính: khu vực truyền thống là Hạ Long và Bãi Cháy, khu vực phát triển mạnh nhờ chính sách như Vân Đồn và các khu vực mới nổi như Uông Bí, Mạo Khê, Móng Cái và Cẩm Phả.

Quảng Ninh – Mảnh đất màu mỡ ngày càng thu hút các nhà đầu tư

Từ nhiều năm qua, với những thế mạnh về du lịch tâm linh sinh thái và du lịch biển đảo, Quảng Ninh đã hút mạnh dòng vốn đầu tư, đặc biệt ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng. Riêng năm 2019, nhờ sự cất cánh mạnh mẽ về hạ tầng với chuỗi dự án giao thông trọng điểm như cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai và cao tốc Hạ Long – Hà Nội chính thức đưa vào sử dụng, tạo đòn bẩy quan trọng cho du lịch và bất động sản nơi đây bùng nổ.

Điều này cũng giúp Quảng Ninh hình thành các khu đô thị thông minh, khu công nghiệp, khu kinh tế và các dự án hạ tầng xã hội với quy mô hiện đại, theo chuẩn quốc tế. Giới chuyên gia nhận định, bên cạnh bất động sản nghỉ dưỡng thì các phân khúc khác như đất nền khu đô thị hay nhà phố thương mại sẽ phát triển mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. 

Đặc biệt trong bối cảnh Quảng Ninh luôn duy trì ở top 5 các tỉnh thành về xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI từ năm 2013, trước khi đạt ngôi vị quán quân liên tiếp 2 năm 2017 và 2018. Dự báo trong năm 2019, bất động sản Quảng Ninh có thể tăng giá 20-100%.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2018

Theo số liệu thống kê của tỉnh, trong 2 năm qua, Quảng Ninh đã thu hút khoảng gần 100 dự án bất động sản với tổng mức đầu tư 100 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt trong năm 2018, tỉnh cấp mới và điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 52 dự án, tổng mức đăng ký đầu tư 23.237,6 tỷ đồng, tăng 65% cùng kỳ.

Đồng thời, UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có quyết định về việc ban hành danh mục dự án kêu gọi, thu hút đầu tư năm 2019, định hướng đến năm 2020 thuộc các lĩnh vực giao thông có 10 dự án với quy mô hơn 16.060 tỷ đồng; lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật KCN và đô thị có 21 dự án với quy mô hơn 23.000 tỷ đồng; lĩnh vực văn hoá, dịch vụ du lịch, thương mại có 17 dự án với quy mô hơn 39.000 tỷ đồng… với mục tiêu trong năm 2020 trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp vững mạnh.

Từ những con số biết nói trên, Quảng Ninh chắc chắn sẽ là vùng đất hứa dành cho thị trường bất động sản, đặc biệt tạo sức bật lớn trong năm 2019, không chỉ ở những thành phố lớn như Hạ Long hay Uông Bí, Cẩm Phả... mà còn rất nhiều quỹ đất ở các khu vực khác trải dài trên toàn tỉnh.