Balotelli: thiên tài hay cục nợ?

Chuyện thật như đùa. Mario Balotelli đang bị coi là cục nợ ở Manchester City, nhưng lại là món hàng hot tại quê nhà Ý khi cả AC Milan lẫn Juventus đều ra sức giành giật tiền đạo gốc Ghana. Trong quá khứ, chỉ có những tài năng cỡ Roberto Baggio hay gần đây nhất là Andrea Pirlo mới khoác áo cả ba đội bóng lớn nhất Ý là Juve, Inter và Milan. Vậy chẳng lẽ Balotelli cũng ngang hàng với những huyền thoại nói trên?

Balotelli: thiên tài hay cục nợ?

> HLV Mancini và Balotelli suýt tẩn nhau trên sân tập

> Mancini tiếc Van Persie, ngậm đắng vì Balotelli

Chuyện thật như đùa. Mario Balotelli đang bị coi là cục nợ ở Manchester City, nhưng lại là món hàng hot tại quê nhà Ý khi cả AC Milan lẫn Juventus đều ra sức giành giật tiền đạo gốc Ghana. Trong quá khứ, chỉ có những tài năng cỡ Roberto Baggio hay gần đây nhất là Andrea Pirlo mới khoác áo cả ba đội bóng lớn nhất Ý là Juve, Inter và Milan. Vậy chẳng lẽ Balotelli cũng ngang hàng với những huyền thoại nói trên?

Balotelli đang khiến đến huấn luyện viên Mancini cũng chán ngán.
 

Tại Man City, những sự cố mà Balotelli gây ra ở trong lẫn ngoài sân cỏ còn nhiều hơn bàn thắng mà cậu ta ghi được. Đốt pháo hoa suýt gây cháy nhà, đâm xe, không chỉ gây gổ với đối thủ mà còn với cả cổ động viên lẫn đối phương, cho tới cả đồng đội, huấn luyện viên, thậm chí bạn gái cũng chẳng tha. Ở tuổi 22, Balotelli vẫn giữ nguyên cách hành xử như một đứa trẻ con. Trên YouTube, đoạn video ghi lại cảnh Balotelli loay hoay mãi mà không mặc nổi chiếc áo tập, kể cả khi được trợ lý huấn luyện viên hướng dẫn, thu hút tới hàng triệu lượt xem.

Chính vì thế, dù luôn khẳng định Balotelli là một tài năng và từng nhiều lần bảo vệ cầu thủ này, song ắt hẳn cả huấn luyện viên Roberto Mancini lẫn ban lãnh đạo Man City đều đã ngán tiền đạo gốc Ghana đến tận cổ. Quan điểm của Man City là Balotelli đã hết thuốc chữa, đẩy anh ta ra đi sớm được ngày nào hay ngày ấy, hòng tìm lại yên bình cho sân Etihad.

Nhưng bất chấp tất cả, Balotelli vẫn cứ đắt hàng. Cần nhớ, những đội bóng theo đuổi Balotelli không phải là những đội bóng nhỏ, mà là Juve và Milan, đồng thời mức giá chuyển nhượng cũng không hề rẻ (không dưới 20 triệu euro). Nên điều đó tạo ra cảm giác rằng Man City không khai thác hết được tiềm năng của cầu thủ này. Suy nghĩ đó không phải là không có lý. Một tiền đạo từng lập cú đúp giúp Man City đè bẹp M.U ngay tại Old Trafford, từng ghi bốn bàn đưa đội tuyển Ý vào chung kết Euro 2012 thì không thể bị coi là “hết thuốc chữa”.

Thực tế, nếu Balotelli cũng “ngoan” như Chicharito thì anh ta sẽ không còn là chính mình. Chính tính cách ngỗ ngược của Balotelli đã tạo nên sự bùng nổ của cầu thủ này trên sân cỏ. Vấn đề là người sử dụng anh ta phải biết làm thế nào để Balotelli thể hiện cá tính đúng lúc, đúng chỗ.

Điều này thể hiện rõ nhất ở Euro 2012, giải đấu mà Balotelli đã chứng tỏ mình là một siêu sao thực sự. Nhiều người khi đó đã chia sẻ những tấm ảnh Balotelli đùa cợt trong các buổi tập, trong khi các đồng đội vẫn miệt mài tập luyện một cách rất nghiêm túc. Rõ ràng, sự thoải mái (dĩ nhiên là trong khuôn khổ) đã giúp tiền đạo này thực sự bùng nổ. Nếu càng gò Balotelli vào khuôn khổ thì có thể lại càng làm thui chột khả năng của anh ta. Nhưng mặt khác, cũng không nên để Balotelli sa đà quá mức, mà cần phải có giới hạn.

Huấn luyện viên đội tuyển Ý Cesar Prandelli từng chia sẻ, sở dĩ ông biết cách khơi gợi khả năng của Balotelli bởi cũng từng có kinh nghiệm dìu dắt những cầu thủ ngỗ ngược tương tự, chẳng hạn như Adriano hay Cassano. Chỉ có điều, không phải ai cũng mát tay và kiên nhẫn như Prandelli. Trong khi đó, tính kỷ luật vẫn luôn được các ông thầy coi là ưu tiên hàng đầu trong mỗi tập thể, mọi sự phá cách đều khó được chấp nhận. Quan điểm này cũng không chỉ tồn tại trong môn bóng đá, mà ở trong mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là trong những xã hội giáo điều và cổ hủ.

Theo Nhật Hoàng
Sài Gòn Tiếp Thị

Theo Đăng lại