Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn với sản xuất nông - lâm - ngư - diêm nghiệp sẽ xuông mức 15,5%/năm; Chi phí sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm LS 14,5%/năm; Chi phí sản xuất kinh doanh đối với các ngành nghề khác: Lãi suất cho vay thấp nhất 17%/năm.
Dự kiến cho vay ngắn hạn năm 2012 tăng thêm khoảng 44.000 tỷ đồng, vốn trung, dài hạn tăng thêm 10.000 tỷ đồng, tập trung vào đầu tư các nhà máy sản xuất, chế biến nông thủy sản, chăn nuôi với công nghệ cao; chương trình cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; cho vay kinh tế trang trại và hộ sản xuất.
Để giảm được lãi suất cho vay trên diện rộng và tập trung nguồn lực, ngân hàng sẽ lấy từ nguồn tiết giảm chi phí tối đa để bù đắp. Tỷ trọng cho vay phi sản xuất (chứng khoán, bất động sản) cũng được giảm dần chuyển sang cho vay nông nghiệp.
Liên quan đến nợ xấu của Agribank, theo Chủ tịch HĐQT Agribank ông Bùi Ngọc Bảo, hiện cho vay tại thị trường nông thôn các hộ nông dân trả nợ rất tốt, đạt trên 92%.
“Tồn đọng chủ yếu các dự án bất động sản. Sắp tới , những dự án nào bán được chúng tôi sẽ bán, chuyển giao được sẽ chuyển. Trong điều kiện tiền tệ rủi ro như hiện nay Agribank có cơ chế chặt chẽ hơn, đặc biệt là các dự án lớn vượt quá tầm kiểm soát, như xi măng, bất động sản…” – Ông Bảo nhấn mạnh.
Về đề án tái cơ cấu Agriabank, theo ông Bảo, ngân hàng đang thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước.
Nhận xét về mặt bằng lãi suất thời gian tới, Chủ tịch Agribabnk nói: “Hiện 4 ngân hàng quốc doanh lớn (Agriabank, BIDV, Vietinbank, VCB) đang chiếm khoảng từ 55-60% thị trường.
“Bốn ngân hàng này cộng với nhiều ngân hàng có chất lượng tốt đều nằm ở nhóm một cùng đồng thuận giảm lãi suất, cộng với thanh khoản đang tốt lên, tôi tin lãi suất cho vay sẽ giảm đều. Tín hiệu giảm mặt bằng lãi suất chỉ trong vòng 1 tháng 17 ngày đầu năm 2012, tiền gửi dân cư của Agribank đã tăng tới 4%, đây là một tín hiệu rất tốt”
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này vừa yêu cầu các Ngân hàng Thương mại báo cáo những vẫn đề về khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp bao gồm: khả năng tiếp cận vốn vay, sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp; những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, về phía các NHTM và doanh nghiệp… ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn vay và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp. Đồng thời, đề xuất các giải pháp để cải thiện khả năng tiếp cận vốn vay, sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Được biết, nội dung trên nhằm phục vụ cho việc xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề cần giải quyết để cải thiện khả năng tiếp cận vốn vay, sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.