8 món mẹ đừng ‘dại’ cho con ăn

Những món ăn này không đơn giản chỉ gây dị ứng mà cón có thể khiến mẹ mất con.
Lòng trắng trứng dễ gây dị ứng cho trẻ dưới 1 tuổi (ảnh minh họa)

Có một số thực phẩm khi cho trẻ ăn vào từng giai đoạn nhất đinh, không đơn giản chỉ khiến bé bị dị ứng mà thậm chí, mẹ còn có thể mất con chỉ vì những lỗi không thể ngờ tới.

Từ 0-9 tháng tuổi không nên ăn muối

Trẻ sơ sinh, nhất là trong giai đoạn 0-9 tháng tuổi chức ăn thận vẫn còn đang hoàn thiện. Độ lọc cầu thận, khả năng bài tiết và tái hấp thu ở ống thận chưa phát triển hoàn chỉnh. Vì vậy thức ăn quá mặn sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thận nhi. Tất nhiên, không cho trẻ ăn muối không có nghĩ rắng bé không cần muối. Tuy nhiên trong ít nhất 0-9 tháng đầu, lượng muối có trong sữa mẹ và sữa công thức hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể trẻ. Ba tháng cuối khi gần đạt một tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho một ít muối hoặc từ 1-2 giọt mắm vào thức ăn của bé.

6 tháng đầu không nên uống quá nhiều nước lọc

Nước lọc có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao. Nước rất tốt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhược điểm của nước, đó là không có protein và chất béo. Nếu mẹ cho bé uống quá nhiều nước, chúng sẽ chiếm không gian dạ dày trẻ, khiến bé luôn cảm thấy no và không có nhu cầu muốn ăn sữa. Thêm vào đó, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, uống quá nhiều nước lọc không chỉ cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ hoặc sữa bột mà thậm chí còn làm loãng nồng độ natri của cơ thể hoặc gây ngộ độc.

Dưới 12 tháng không nên ăn mật ong, sữa ong chúa và lòng trắng trứng

Các chuyên gia nước ngoài luôn khuyến cáo các bà mẹ không nên cho trẻ ăn mật ong khi chưa tròn một tuổi. Bào tử clostridium botulinum – thủ phạm gây một chứng ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm thường xuất hiện trong mật ong với tỷ lệ 5%. Con số này rất nhỏ, do đó trường hợp ngộ độc mật ong ít xảy ra. Tuy nhiên nếu trẻ đã lỡ ăn phải, hậu quả nhẹ nhất là ảnh hưởng đến hệ thần kinh còn không có thể gây tử vong. Chỉ khi trẻ lớn lên và ruột đã đủ hoàn thiện, khi đó nếu có ăn phải mật ong chứa bào tử botulium, chúng cũng sẽ nhanh chóng bị “tiêu diệt” bởi các vi khuẩn đường ruột khác (như bifidobacteria).

Về phần lòng trắng trứng, chúng có chứa khá nhiều protein, khi trẻ dưới 12 tháng ăn vào rất dễ bị dị ứng với các phân tử protein này. Thường các trường hợp trẻ bị dị ứng lòng trắng trứng hay dẫn đến đau bụng hay nặng hơn là nổi mề đay, chàm. Để an toàn, mẹ chỉ nên cho bé ăn lòng đỏ nếu con dưới 12 tháng.

Trong 5 năm đầu đời không nên ăn thạch và các loại thức ăn bố sung

Thạch vốn trơn, mềm nên khi trẻ ăn hay thường bị trôi cả miếng vào họng gây hóc. Chưa kể, khi dùng dụng cụ gắp thạch ra cũng rất dễ gây vỡ vụn, những mảnh vụn này lại tiếp tục rơi sâu xuống đường thở, gây khó khăn cho việc cấp cứu. Để phòng ngừa, tốt nhất mẹ không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn thạch.

Bổ sung quá nhiều dinh dưỡng có thể khiến bé bị dậy thì sớm (ảnh minh họa

Về phẩn thực phẩm bổ sung, mẹ nên lưu ý: 5 năm đầu là giai đoạn phát triển quan trong của cơ thể. Nếu trong giai đoạn này, mẹ bổ sung cho bé quá nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng tăng hormon hoặc nội tiết tố có thể dẫn đến việc dậy thì sớm ở trẻ nhỏ: đối với bé gái là phát triển ngực, vùng kín và bé trai là tăng trưởng râu, tinh hoàn.

Vì vậy, bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ không nên cho bé dưới 5 tuổi dùng nhân sâm, sữa ong chúa hay tổ yến quá nhiều. Khi trên 5 tuổi, nếu bé còi cọc, suy dinh dưỡng có thể bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Dưới 10 tuổi không thích hợp ăn cá muối

Các loại cá muối chứa một lượng lớn dimethyl sulfoxide nitrat, chúng sẽ được chuyển hóa thành chất gây ung thư khi vào cơ thể trẻ. Dimethyl sulfoxide nitrat thường gây ra ung thư mũi họng đặc biệt nguy hiểm. Dữ liệu nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới 10 tuổi ăn cá muối có khả năng mắc ung thư cao gấp 3 lần người lớn. Do đó, đừng bao giờ cho trẻ ăn cá muối, ít nhất cho đến khi 10 tuổi.

Theo Theo Khám Phá