7 sai lầm với thuốc giảm đau

Loại bỏ những sai lầm đáng tiếc dưới đây để phát huy tối đa tác dụng và không gây nên tác dụng phụ của thuốc.
Ảnh minh họa: Internet

1. Dùng quá liều

Lạm dụng các loại thuốc nói chung và thuốc giảm đau nói riêng sẽ khiến bạn phải gánh chịu những hệ lụy khôn lường. Thật sai lầm nếu bạn cho rằng dùng càng nhiều thuốc giảm đau thì sẽ giúp “đánh đuổi” cách cơn đau một cách tuyệt đối và dễ dàng hơn. Trái lại, dùng nhiều thuốc giảm đau sẽ dẫn đến tình trạng lờn thuốc làm mất tác dụng của nó và còn gây hại đến chức năng gan.

2. Tự ý mua thuốc

Trên thị trường có rất nhiều những loại thuốc giảm đau khác nhau, mỗi loại có những công dụng cũng như hệ lụy nhất định. Vậy nên phải tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn và mức độ đau đớn của bạn ra sao để quyết định loại thuốc giảm đau nên dùng. Hơn nữa cũng cần lưu ý đến loại thuốc bạn đang sử dụng cùng thời điểm để tránh xảy ra tình trạng tương tác thuốc. Vậy nên việc dùng thuốc giảm đau không thể tùy tiện sử dụng mà nhất thiết phải có sự chỉ định của bác sỹ.

3. Uống thuốc bằng loại thức uống bạn thích

Có những người do sợ vị đắng của thuốc mà uống thuốc bằng nước ngọt, đồ uống có chất kích thích, có chứa càphein... tuy nhiên điều này rất phản khoa học. Trên thực tế đã có những trường hợp dùng những loại đồ uống khác nhau mà không phải là nước lọc uống thuốc giảm đau ibuprofen gây nên tình trạng chảy máu dạ dày và tổn thương gan. Các bác sỹ khuyến cáo bạn chỉ nên uống thuốc nói chung và thuốc giảm đau nói riêng bằng nước lọc thông thường.

4. Uống thuốc khi lái xe

Các minh chứng cho rằng thuốc giảm đau có thể gây nên tình trạng ngủ gà, mơ màng. Mặc dù mức độ của nó ở mỗi người là khác nhau, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, giữ cho tinh thần được thư giãn thoải mái bạn không nên sử dụng thuốc giảm đau khi lái xe.

5. Không quan tâm đến tương tác thuốc

Bạn đọc toa thuốc nhưng chỉ chú ý đến cách dùng và công dụng của nó mà đã sai lầm khi bỏ quan tương tác của thuốc với các loại thuốc khác.

Theo các chuyên gia thì có khá nhiều loại thuốc có thể gây tương tác với thuốc giảm đau và ngược lại. Ví như thuốc aspirin có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát huy tác dụng của thuốc tiểu đường. Bởi vậy nên trước khi kê đơn thuốc giảm đau cho bạn bác sỹ sẽ hỏi bạn câu hỏi: hiện tại bạn đang sử dụng những loại thuốc nào?.

6. Dùng chung thuốc với người khác

Việc kê đơn cho bạn loại thuốc giảm đau nào phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bị đau của mỗi người. Chính vì thế, không thể dùng chung lẫn lộn loại thuốc giảm đau dành cho người này đối với người khác.

7. Bẻ thuốc

Không nên tự ý bẻ thuốc hay chia nhỏ thuốc thành nhiều phần trước khi dùng nếu không có chỉ dẫn cụ thể của bác sỹ. Điều này sẽ khiến thuốc bị mất tác dụng và thậm chí gây nên tác dụng “phản chủ”.

Theo SKGD