Khi cà phê còn quá nóng: Nhiều người có thói quen uống cà phê ngay khi vừa pha xong, lúc vẫn còn rất nóng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tiêu thụ đồ uống nóng trên 65 độ C có thể tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Thông thường, các nhà hàng đều phục vụ cà phê ở nhiệt độ từ 63-79 độ C, nếu bạn pha cà phê ở nhà cũng sử dụng nước nóng tới 85 độ C. Vì vậy, hãy cố gắng chờ khoảng 5 phút, nhiệt độ cà phê lúc này sẽ ở mức an toàn dưới 65 độ C.
Khi bạn đang lo lắng, căng thẳng: Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng, tâm trạng không tốt, cà phê có thể làm tình trạng này tồi tệ hơn. Caffeine trong cà phê có tác dụng kích thích lên hệ thần kinh, sản sinh ra hormone căng thẳng cortisol, ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mệt mỏi, rối loạn nhận thức.
Thiếu ngủ: Nhiều người cho rằng cà phê là giải pháp tự nhiên giúp bạn tỉnh táo hơn khi buồn ngủ. Nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy caffeine sẽ không có tác dụng như vậy nếu bạn ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày trong 3 đêm liên tục. Thiếu ngủ gây suy giảm đáng kể trong hoạt động nhận thức và caffeine không thể cải thiện được tình trạng này dù bạn uống nhiều.
Sáng sớm: Uống cà phê vào 6h sáng không giúp bạn tăng cường năng lượng. Trong vài giờ đầu tiên khi thức dậy, lượng hormone cortisol đang ở mức cao nhất, giúp bạn tỉnh táo tự nhiên. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên thời gian tốt nhất để uống ly cà phê đầu tiên là vào 10h-12h sáng, khi nồng cortisol bắt đầu giảm.