Thì (Tenses) trong tiếng Anh
Các thì trong tiếng Anh đã không còn quá xa lạ với các bạn học sinh ngồi học trên ghế nhà trường nữa, điểm ngữ pháp này đã gắn bó với các bạn từ cấp 2 đến cấp 3. Đây là một trong những trọng điểm ngữ pháp tiếng Anh bạn cần nắm vững.
Với điểm ngữ pháp này khi học, bạn không nên cố ép mình thuộc các công thức rồi hy vọng mình sẽ hoàn thành tốt bài thi.
Để nắm vững điểm ngữ pháp này thì bạn nên hiểu bản chất về mục đích sử dụng và cần thực hành thật nhiều bài tập các thì trong tiếng anh để nắm được đa dạng tình huống thì bạn mới có thể sử dụng kiến thức của các thì để hoàn thành tốt bài thi của mình.
Câu tường thuật (Reported Speech)
Điểm ngữ pháp trọng tâm tiếp theo thường xuất hiện trong đề thi THPT Quốc Gia là câu tường thuật.
Câu tường thuật là câu dùng để thuật lại lời nói gián tiếp, thường có 2 sự thay đổi trong câu tường thuật đó là sự thay đổi về thì và từ.
Với câu tường thuật, rất nhiều thí sinh vẫn chưa nắm rõ được công thức câu tường thuật dẫn đến mặc định áp dụng phải lùi thì của câu khi chuyển sang gián tiếp.
Tuy nhiên, điều đó chưa hoàn toàn chính xác, bạn tuyệt đối KHÔNG ĐỔI “THÌ” của động từ trong lời nói gián tiếp theo từng trường hợp:
- Động từ tường thuật ở thì hiện tại (hiện tại đơn (say/says), hiện tại tiếp diễn (is/are saying), hiện tại hoàn thành (has/have said))
- Động từ tường thuật ở thì tương lai đơn (will say)
Ví dụ: "He announces that he ___________ an important announcement tomorrow"
A. will announce
B. announces
C. has announced
D. is announcing
Nhiều người chọn C, vì nghĩ rằng câu tường thuật đang diễn ra trong quá khứ, nhưng đáp án đúng lại là A.
Đây cũng là điểm bạn cần chú ý khi gặp phải điểm ngữ pháp này. Bạn cần đào sâu và làm bài tập nhiều hơn để tránh mất điểm oan khi gặp dạng bài này nhé.
Câu điều kiện (Conditional Sentence)
Điểm ngữ pháp trọng tâm cuối cùng trong ngữ pháp tiếng Anh không thể bỏ qua đó chính là câu điều kiện. Ở câu điều kiện sẽ gồm 3 dạng: Câu điều kiện loại 1, loại 2 và loại 3.
Câu điều kiện là một cấu trúc được sử dụng để diễn đạt và giải thích rõ ràng về một sự việc hoặc hiện tượng có thể xảy ra.
Thông thường, mệnh đề chính của câu điều kiện sẽ đứng trước mệnh đề phụ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng ta có thể đảo ngược vị trí của mệnh đề phụ, đặt nó lên trước câu và sử dụng dấu phẩy để ngăn cách giữa mệnh đề phụ và mệnh đề chính trong câu.
Ví dụ: If the weather is nice, I will go to Dong Nai tomorrow. (Nếu ngày mai thời tiết đẹp, tôi sẽ đi Đồng Nai).
Ngoài 3 điểm ngữ pháp trọng tâm mà DOL Grammar nêu ở trên, các sĩ tử nên ôn luyện thêm những điểm ngữ pháp khác cũng thường xuất hiện trong đề THPT như: Câu bị động, câu so sánh, mệnh đề, danh động từ (Gerund) và động từ nguyên mẫu (Infinitives),...
Hãy thực hành làm bài tập, luyện đề của điểm ngữ pháp đó thật nhiều để tránh bị mất điểm oan khi vào bài thi. Chúc các bạn sĩ tử vượt ải thành công qua kỳ thi THPT Quốc Gia 2024 thật tốt !