1001 thắc mắc: Tại sao gấu trúc thích nghe tình ca khi làm 'chuyện ấy'?

TPO - Gấu trúc là loài ăn... thịt, rất hung dữ khi sống trong tự nhiên. 1 tuổi của gấu trúc tương đương 3,5 tuổi của con người, thậm chí biết “giả mang thai”.
Gấu trúc rất thích bạn tình hát cho nghe khi quan hệ

Gấu trúc là loài ăn... thịt, rất hung dữ khi sống trong tự nhiên

Gấu trúc là một loài động vật thuộc họ gấu (Ursidae) và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng Tứ Xuyên, Cam Túc và đôi khi cũng xuất hiện ở Thiểm Tây. Đặc điểm nhận biết dễ dàng nhất của loài gấu này là các mảng màu đen ở mắt, 2 tai và tứ chi.

Tên gọi gấu trúc cũng bắt nguồn từ tập tính chúng sinh sống ở các rừng trúc và ăn lá trúc, tre. Chúng thường sống đơn độc và dành phần lớn thời gian đi lang thang trong trong các rừng trúc, tre ở vùng đồi núi Tân Lĩnh.

Gấu trúc thuộc nhóm động vật ăn thịt, là loài ăn tạp và rất hung dữ khi sống trong tự nhiên, răng của chúng sắc không kém thậm trí như gấu Bắc Cực. Tuy là một loài trong bộ ăn thịt (Carnivora) nhưng thức ăn chủ yếu của gấu trúc có tới 99% là lá tre và lá trúc.

Ngoài ra, những cá thể gấu trúc sống trong môi trường tự nhiên đôi khi cũng ăn củ, cỏ dại hoặc thịt chim, động vật gặm nhấm, xác thối.

Các chuyên gia nghiên cứu về loài gấu trúc vẫn đang nỗ lực tìm câu trả lời về việc hệ tiêu hóa của gấu trúc có cấu tạo của động vật ăn thịt những chúng chủ yếu ăn thực vật (99% là tre và trúc). Đặc biệt, chúng ăn không nhiều nhưng lại vẫn to lớn và “béo phì”.

Các nhà khoa học tại Viện Động vật học ở Bắc Kinh đã theo dõi và nghiên cứu tập tính ăn uống của gấu trúc trong 6 năm và có được những câu trả lời về vấn đề khá thú vị này.

Mỗi ngày gấu trúc ăn 10 tiếng, ngủ 12 tiếng. Chúng vốn không lười, nhưng vì trúc sau khi được đưa vào dạ dày của gấu sẽ tiêu hóa rất nhanh, do vậy chúng phải ăn nhiều, ngủ nhiều, ít vận động để duy trì thể lực.” 

So với những loài động vật có kích thước lớn tương đương, gấu trúc chỉ tiêu thụ lượng năng lượng khoảng 36%. Điều này nghĩa là cá thể gấu trúc có trọng lượng 90% chỉ cần chưa đến một nửa năng lượng tiêu thụ của một người nặng tương đương để hoạt động hàng ngày.

Tại sao gấu trúc thích hát khi làm 'chuyện ấy'?

Các nhà khoa học từ Trung Quốc và Mỹ vừa công bố những phát hiện thú vị từ một nghiên cứu về các nghi thức giao phối của loài gấu trúc ngày nay và kết quả thật phi thường và rất lãng mạn.

Nghiên cứu được tiến hành trong suốt hai năm, đã phát hiện ra rằng loài gấu trúc khổng lồ giao phối tốt nhất và chỉ có thể giao phối khi đối tác hát cho chúng nghe một bài tình ca trước khi quan hệ.

Những bài tình ca này thậm chí còn được thì thầm vào đôi tai mềm mại của gấu trúc trong quá trình giao hợp, điều đó cực kỳ lãng mạn.

Nghiên cứu đã khảo sát 23 chú gấu trúc trưởng thành trong mùa sinh sản năm 2016 và 2018 ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Sau đó phát hiện của các nhà khoa học đã được xuất bản trong tạp chí Royal Society Open Science.

Các nhà khoa học tập trung vào những con gấu trưởng thành, có nhu cầu giao phối. Họ khoanh vùng chúng lại trong hàng rào và “giới thiệu” bạn tình cho chúng rồi tiến hành quan sát từ xa. 

Những bản ghi âm được mô tả trong nghiên cứu là những "tiếng be be, tiếng chiếp, tiếng rên rỉ, tiếng sủa và tiếng gầm". Có những khi âm thanh được ghi lại cho thấy, việc giao cấu sắp trở thành hành động bạo lực và có thể để lại cho một trong những con gấu trúc những vết thương nặng hoặc thậm chí đe dọa tới tính mạng. 

Với kết quả thu được, nghiên cứu khuyến cáo rằng những người chăm sóc thú nên được huấn luyện để nhận ra những loại giọng hát khác nhau của gấu trúc của chúng để dự đoán sự giao hợp của chúng thành công hay có khả năng thất bại. Đồng thời, đây là một công cụ có giá trị tham khảo cho các chương trình nhân giống gấu trúc.

Gấu trúc ăn không nhiều nhưng lại vẫn to lớn và “béo phì”.

Gấu trúc thông minh tới mức biết "giả mang thai"

Gấu trúc trong tự nhiên không có đối thủ và ưa sống một mình. Một con gấu trúc trưởng thành nặng trung bình 120kg, nhưng khi sinh ra chỉ nặng 120g. Gấu trúc cái rất khó tính trong việc lựa chọn bạn đời, dễ sinh non, chỉ có thể thụ thai vào 2 - 3 ngày nhất định trong năm..., do vậy việc nhân giống gặp khá nhiều khó khăn. 

Gấu trúc trưởng thành có trí thông minh tương đương một đứa trẻ 5 tuổi. Do rất khó để xác định một chú gấu cái có thai hay không, nên không ít trong số chúng “giả mang thai” để được vào phòng có điều hòa, được ăn ngon và chăm sóc đặc biệt. Ngoài ra, gấu trúc mẹ có thể kéo dài thời gian mang thai nếu cảm thấy môi trường xung quanh không an toàn.

1 tuổi của gấu trúc tương đương 3,5 tuổi của con người

Tuổi thọ trung bình của gấu trúc sống trong tự nhiên là 18-19 tuổi, gấu trúc nuôi là 25 tuổi. Con gấu trúc có tuổi thọ cao nhất ở đây là 34 tuổi. Được biết, 1 tuổi của gấu trúc tương đương 3,5 tuổi của người.

10 năm Trung Quốc thống kê số lượng gấu trúc 1 lần. Theo số liệu thống kê năm 2013, ở Trung Quốc có 1864 con gấu trúc trong tự nhiên. Trong đó 75% ở Tứ Xuyên, 25% còn lại ở Thiểm Tây và Cam Túc. Ngoài ra, tính đến tháng 11/2018, số lượng gấu trúc nuôi trên toàn thế giới là 548 con, trong đó ở Tứ Xuyên là 482 con

Một số điều thú vị khác về gấu trúc

Ngoài là một loài động vật khó tính trong ăn uống và khá lười vận động thì gấu trúc có rất nhiều điểm thú vị khác, cụ thể là:

Trước khi chuyển sang “ăn chay”, khoảng 2 triệu năm về trước gấu trúc là một loài ăn thịt.

Gấu trúc có màu trắng để dễ dàng ẩn nấp trong tuyết khi kiếm ăn vào mùa đông. Các đốm và chân màu đen cũng giúp chúng ẩn náu trong bóng râm của rừng trúc, rừng tre. Tai màu đen để cảnh báo kẻ thù. Đốm đen ở mắt để giúp chúng giao tiếp với nhau.

Là một loài vật đáng yêu nên gấu trúc cũng xuất hiện nhiều trong các bộ phim, đặc biệt là các thể loại dành cho thiếu nhi. Nổi tiếng nhất là seri phim Kungfu Panda.

Gấu trúc là bảo vật ngoại giao của Trung Quốc

Được thành lập vào năm 1987, Cơ sở hay Trung tâm nghiên cứu gây giống gấu trúc Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, miền Tây Bắc Trung Quốc được xem là nơi quan trọng nhất trong việc bảo tồn và nhân giống loài vật quý này. Theo số liệu thống kê năm 2015, mỗi năm, cơ sở này đón khoảng 3 triệu du khách.

Hiện có 195 cá thể gấu trúc trong danh sách nuôi dưỡng tại Trung tâm này. Trong số đó, 95 con đang sống tại đây, số còn lại đã được các Vườn động vật nhiều nước trên thế giới hoặc các địa phương khác của Trung Quốc mượn hoặc thuê về nuôi.

Video về những chú gấu trúc béo ục ịch nhưng đáng yêu: