10 điều cần biết trước khi mua xe hơi

Luôn nắm chắc thông tin về chiếc xe mà bạn muốn mua để không bị rơi vào "ma trận" và đi theo định hướng của nhân viên bán xe. 10 lưu ý dưới đây của Autoguide có thể giúp bạn... 

1. Kiểm tra giá thực tế

Trước khi đến đại lý hoặc nhấc điện thoại lên hỏi giá, hãy tham khảo mức giá đề xuất  trên website của mỗi hãng xe. Mức giá này có thể chưa bao gồm một số loại phí hoặc thuế hỗ trợ khác. Đây cũng là mức giá chưa có các phụ kiện hoặc nâng cấp.

2. Phiên bản sản xuất

Hãy để ý để phiên bản sản xuất ở năm nào, vì giữa các phiên bản có thể có sự khác nhau ở thiết kế hoặc công nghệ, phụ kiện. Hãng có thể thay đổi giá bán hoặc không khi ra một phiên bản mới, do đó nắm rõ phiên bản sản xuất, khách hàng sẽ không phải bỏ tiền để mua một mẫu xe đã cũ. Ngoài ra, với phiên bản cũ, khách hàng có thể thương lượng để có mức hạ giá phù hợp.

3. Giám giá và ưu đãi

Kiểm tra trên webiste để biết hãng có chương trình ưu đãi nào cho mẫu xe đang quan tâm hay không, như hỗ trợ thủ tục đăng ký, tặng hiện vật, kèm chương trình may mắn...hoặc chương trình giảm giá. Nếu không biết các thông tin, nhân viên bán xe hoàn toàn có thể "ém" đi mà không báo cho khách hàng nhằm trục lợi.

4. Kiểm tra tài chính

Tài chính đóng vai trò lớn nhất trong quyết định mua xe. Kiểm tra tài chính xem giá xe có nếu phù hợp mức chi trả hay không? Mức tài chính, tín dụng cá nhân đặc biệt quan trọng để xem xét các kiểu chi trả như trả ngay hay trả góp.

5. Tỷ lệ thanh toán

Tỷ lệ thanh  toán là nơi có rất nhiều con số mà nếu không tỉnh táo, đại lý bán xe có thể khiến khách hàng rơi vào ma trận mà đi theo định hướng của người bán. Nắm rõ các tỷ lệ để biết được cách chi trả nào tiết kiệm nhất.

6. So sánh chi phí bảo hiểm

Chi phí bảo hiểm cũng là một khoản lớn để "nuôi" xe. Nếu đang phân vân giữa một vài mẫu xe, hãy tham khảo công ty bảo hiểm về mức phí cho mỗi chiếc xe. Ví dụ với Honda Civic mà chủ nhân còn trẻ sẽ có rủi ro cao hơn một chiếc Mazda MX-5 tài xế trung tuổi, do đó mức phí bảo hiểm cho Civic sẽ cao hơn. Ngoài ra nên thảm khảo nhiều công ty bảo hiểm để có được mức mua bảo hiểm tiết kiệm nhất.

7. Bán xe cũ

Nếu không có nhu cầu sử dụng nhiều xe, nên bán chiếc xe cũ để có khoản tiền chi trả lần đầu khi mua xe. Với kiểu trả tiền góp, nên trả trên mức 20% cho lần đầu tiên để tránh những chi phí vượt trội cho mức chi trả hàng tháng sau này.

8. Thông tin đại lý

Hãy tìm kiếm thông tin về đại lý thông qua internet hoặc bạn bè để biết về độ tin cậy cũng như chất lượng dịch vụ. Đại lý chất lượng dịch vụ thấp có thể có giá bán rẻ hơn nhưng đó không phải là một lợi thế lâu dài.

9. Tham khảo ý kiến cộng đồng

Cách tốt nhất là hỏi những người đã từng sử dụng, tìm kiếm trên các diễn đàn về xe. Ở đó, những người sở hữu mẫu xe khách hàng đang muốn mua sẽ có những chia sẻ, kinh nghiệm phù hợp.

10. Các chế độ bảo hành

Điều này rất quan trọng nếu không tìm hiểu kỹ. Các đại lý có thể đưa ra nhiều chế độ bảo hành theo kiểu lập lờ để khách hàng hiểu nhầm, hạn chế mức chi phí bảo hành cho đại lý. Do đó cần nắm rõ điều kiện, tiêu chuẩn của các chế độ bảo hành để chi trả phù hợp.

Theo Theo VnExpress