Stratolaunch
Khối lượng: 226.796 kg
Chiều dài: 73 m
Sải cánh: 117 m
Chuyến bay đầu tiên: 2019
Stratolaunch là dự án máy bay của tỷ phú Paul Allen, người đồng sáng lập công ty Microsoft. Khi đi vào hoạt động từ năm 2019, đây sẽ là chiếc máy bay có sải cánh lớn nhất trong lịch sử, vượt qua máy bay Hughes H-4 Hercules. Stratolaunch gồm hai thân máy bay ghép nối với nhau. Nó được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp không gian tư nhân còn non trẻ. Máy bay hoạt động như một bệ phóng trên không, giúp đưa tên lửa và vệ tinh vào không gian nhanh hơn. Ảnh: Stratolaunch Systems Corp.
Hughes H-4 Hercules
Khối lượng: 113.399 kg
Chiều dài: 66,65 m
Sải cánh: 97,54 m
Chuyến bay đầu tiên: 1947
Chuyến bay đầu tiên và duy nhất của Hughes H-4 Hercules chỉ kéo dài 26 giây với quãng đường 1,5 km. Nhưng khoảng thời gian ngắn này là đủ để Hughes H-4 Hercules trở thành chiếc máy bay có sải cánh lớn nhất từng bay trên bầu trời. Đây là dự án của ông trùm ngành hàng không Howard Hughes. Chiếc máy bay được làm từ gỗ với 8 động cơ. Nguyên mẫu duy nhất của nó đang nằm trong Bảo tàng Hàng không & Vũ trụ Evergreen ở McMinnville, bang Oregon, Mỹ. Ảnh: Keystone.
Antonov An-225 Mriya
Khối lượng: 285.000 kg
Chiều dài: 84 m
Sải cánh: 88,4 m
Chuyến bay đầu tiên: 1988
Máy bay Antonov An-225 Mriya với 6 động cơ nắm giữ hai danh hiệu: máy bay nặng nhất từng được chế tạo, đồng thời là máy bay đang hoạt động có sải cánh dài nhất thế giới. Hiện nay chỉ có duy nhất một chiếc máy bay loại này. Dự án phát triển chiếc thứ hai chưa hoàn thành do Liên Xô sụp đổ. Ảnh: Paul Kane.
Airbus A380-800
Khối lượng: khoảng 277.000 kg
Chiều dài: 72,72 m
Sải cánh: 79,75 m
Chuyến bay đầu tiên: 2005
Airbus A380-800 là chiếc máy bay chở khách có sức chứa lớn nhất, về mặt lý thuyết lên tới 850 hành khách. Tuy nhiên, người ta chỉ sử dụng nó để chuyên chở từ 450 đến 550 hành khách ngoài thực tế. Ảnh: Pixabay.
Boeing 747-8
Khối lượng: 220.128 kg
Chiều dài: 76,3 m
Sải cánh: 68,4 m
Chuyến bay đầu tiên: 2010
Kể từ khi đi vào hoạt động vào đầu năm 1970, máy bay Boeing 747 được mệnh danh là "nữ hoàng bầu trời". Dù sức chứa hành khách của Boeing 747 không thể sánh bằng Airbus A380, phiên bản mới nhất của dòng máy bay Boeing 747, chiếc 747-8, vẫn giữ kỷ lục là chiếc máy bay chở khách dài nhất thế giới. Ảnh: Stephen Brashear.
Antonov An-124
Khối lượng: 175.000 kg
Chiều dài: 68,96 m
Sải cánh: 73,3 m
Chuyến bay đầu tiên: 1982
Tuy nhỏ hơn một chút so với Antonov An-225 Mriya, Antonov An-124 là chiếc máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới. Hiện nay, máy bay Antonov An-225 Mriya đang phục vụ cho Lực lượng Không quân Nga và một số hãng vận tải hàng không trên thế giới. Ảnh: Sean Gallup.
Lockheed C-5 Galaxy
Khối lượng: 172.371 kg
Chiều dài: 75,31 m
Sải cánh: 67,89 m
Chuyến bay đầu tiên: 1968
Lockheed C-5 Galaxy là một trong những chiếc máy bay quân sự lớn nhất. Nó có khả năng vận chuyển 6 máy bay trực thăng chiến đấu Apache hoặc hai chiếc xe tăng chiến đấu M1 trên quãng đường dài 11.000 km. Lockheed C-5 Galaxy đóng vai trò quan trọng trong lực lượng không quân Mỹ suốt nhiều thập kỷ, hỗ trợ Mỹ triển khai quân sự ở nước ngoài. Ảnh: Reg Lancaster.
Tupolev Tu-160
Khối lượng: 110.000 kg
Chiều dài: 54,10 m
Sải cánh: 55,70 m
Chuyến bay đầu tiên: 1981
Tupolev Tu-160, máy bay ném bom chiến lược đang phục vụ cho lực lượng không quân Nga, là loại máy bay chiến đấu và siêu âm lớn nhất thế giới. Phiên bản mới nhất của nó mang tên Tu-160M2 được ra mắt vào cuối năm 2017. Ảnh: AFP.
HAV Airlander 10
Khối lượng: 20.000 kg
Chiều dài: 92 m
Sải cánh: 43,5 m
Chuyến bay đầu tiên: 2012
HAV Airlander 10 là một trong những chiếc may bay lớn nhất thế giới, có hình dạng giống như sự pha trộn giữa máy bay và khí cầu. HAV Airlander 10 ban đầu được thiết kế cho quân đội Mỹ, sau đó công ty Hybrid Air Vehicles (HAV) của Anh tiếp tục phát triển nó khi chương trình ban đầu bị hủy bỏ. Ảnh: Justin Tallis.
Mil Mi-26
Khối lượng: 28.200 kg
Chiều dài: 40 m
Đường kính cánh quạt: 32 m
Chuyến bay đầu tiên: 1977
Mil Mi-26 có thể không phải là chiếc trực thăng lớn nhất từng được chế tạo, vinh dự này thuộc về chiếc Mil V-12 của Liên Xô. Nhưng Mil Mi-26 là chiếc trực thăng lớn nhất được đưa vào sản xuất hàng loạt. Nó có khả năng vận chuyển 90 binh lính hoặc 20 tấn hàng hóa. Mil Mi-26 vẫn đang hoạt động trong nhiều lực lượng không quân trên thế giới. Ảnh: CNN.