Cổ phiếu HPG của Hòa Phát hồi phục khá trong nửa đầu năm nay, giá tăng 40%. Hiện, HPG đang ở vùng giá 25.200 đồng/cổ phiếu. Đây là mức giá cao nhất của HPG trong hơn 1 năm qua (tính theo mức giá đã điều chỉnh). Với việc nắm giữ hơn 1,5 triệu cổ phiếu HPG (26%), tài sản của ông Trần Đình Long ước vào khoảng 38.211 tỷ đồng.
Vốn hóa HPG tăng mạnh, hiện vào khoảng 146.000 tỷ đồng. Mức vốn hóa này đưa Hòa Phát nằm trong top 7 doanh nghiệp giá trị nhất toàn sàn chứng khoán.
Với Hòa Phát, tháng 5 vừa qua, sản lượng bán các sản phẩm thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng và phôi thép) của tập đoàn đạt 530.000 tấn, tăng 16% so với tháng 4 (nhưng vẫn giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái). Đây cũng là mức tiêu thụ thép cao nhất của doanh nghiệp kể từ đầu năm.
Trên sàn chứng khoán, nếu tính cả phần cổ phiếu nắm giữ gián tiếp thông qua người thân và công ty liên quan, tổng giá trị tài sản của ông Phạm Nhật Vượng đạt trên 108.000 tỷ đồng. Ông Vượng cũng đại diện Vingroup sở hữu hơn 1,1 tỷ cổ phiếu VHM. Giá trị rơi vào khoảng 64.700 tỷ đồng.
Ông Phạm Nhật Vượng thường xuyên giữ vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng người giàu trên sàn chứng khoán với giá trị tài sản hàng chục nghìn tỷ đồng nếu tính riêng lượng cổ phiếu nắm giữ trực tiếp. Tháng 3 vừa qua, ông Vượng đã chuyển nhượng quyền sở hữu gần 50,8 triệu cổ phiếu VIC thuộc sở hữu cá nhân để góp vốn vào CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh GSM.
Ở vị trí thứ 3 trong top người giàu nhất sàn chứng khoán là ông Đỗ Anh Tuấn - Chủ tịch Sunshine Homes, Chủ tịch KSFinance. Ông Tuấn đang nắm giữ các cổ phiếu: SSH, KLB, KSF, SCG, với tổng giá trị vào khoảng 23.156 tỷ đồng.
Ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Techcombank đứng vị trí thứ 4, với giá trị tài sản bằng cổ phiếu là khoảng 21.784 tỷ đồng. Ông Hùng Anh nắm giữ cổ phiếu MSN, TCB.
Vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng là ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Masan. Ông Quang nắm giữ các cổ phiếu MCH, MSN, TCB, tổng giá hơn hơn 21.200 tỷ đồng.