Ngày 20/11 vừa qua, người ta tìm thấy xác một con cá nhà táng dài 9,44m tại vùng biển Kapota, một phần của Vườn quốc gia Wakatobi, phía đông nam Sulawesi thuộc Indonesia. Công viên khá nổi tiếng trong số các thợ lặn cho khu vực rộng lớn của rạn san hô và sinh vật biển đa dạng bao gồm cả cá đuối và cá voi.
Điều đặc biệt là trong ruột con cá voi này, người ta tìm thấy 115 cốc nhựa và hàng nghìn mảnh nhựa khác.
Chưa thể xác minh nguyên nhân cái chết của cá voi này. Tuy nhiên cơ quan chức năng cho biết họ tìm thấy chai nhựa, túi xách, dép xỏ ngón và một túi lớn với hơn 1000 mẩu dây nhựa trong dạ dày của cá voi.
Dwi Suprapti, một điều phối viên bảo tồn loài sinh vật biển tại WWF Indonesia, cho biết: "Mặc dù chúng tôi không thể suy ra nguyên nhân cái chết, nhưng sự thật mà chúng ta thấy thực sự khủng khiếp."
Vào tháng 6, người ta cũng đã tìm thấy xác của một cá voi khác ở Thái Lan với 80 miếng rác nhưa trong dạ dày của nó. Thông tin trên cũng đã thu hút rất nhiều sự chú ý từ báo chí trên thế giới. Giờ đây tìm thấy xác của cá voi nhà táng tại Indonesia, với số lượng khổng lồ các rác thải nhựa trong dạ dày của nó thực sự là “đòn cảnh tình” cho loài người.
Theo thống kê, năm quốc gia châu Á bao gồm Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan - chiếm tới 60% chất thải nhựa bị rò rỉ ra biển, theo báo cáo năm 2015 của Tổ chức vận động môi trường Ocean Conservancy kết hợp với Trung tâm Kinh doanh và Môi trường McKinsey.
Indonesia, đứng thứ hai sau Trung Quốc trong nghiên cứu năm 2015 về chất thải nhựa không được quản lý từ các quần thể sống gần các khu vực ven biển ở 192 quốc gia, đã cam kết 1 tỷ đô la một năm để giảm 70% các mảnh vụn nhựa xuống biển vào năm 2025.
Đại diện công viên Wakatobi cho biết họ đã lên kế hoạch chôn xác cá nhà táng lúc thủy triều lên vào ngày 21/11/2018, và phần còn lại sẽ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu của học viện biển địa phương.